Trang chủ Lớp 11 Toán lớp 11 SGK Toán 11 - Kết nối tri thức Bài 1.3 trang 16 Toán 11 tập 1 – Kết nối tri...

Bài 1.3 trang 16 Toán 11 tập 1 – Kết nối tri thức: Trên đường tròn lượng giác, xác định điểm M biểu diễn các góc lượng giác có số đo sau: a) 2π /3; b) – 11π /4; c) 150^0

Để biểu diễn các góc lượng giác trên đường tròn lượng giác ta thường sử dụng các kết quả sau Góc \(\alpha \. Hướng dẫn giải Bài 1.3 trang 16 SGK Toán 11 tập 1 – Kết nối tri thức – Bài 1. Giá trị lượng giác của góc lượng giác. Trên đường tròn lượng giác, xác định điểm M biểu diễn các góc lượng giác có số đo sau:…

Đề bài/câu hỏi:

Trên đường tròn lượng giác, xác định điểm M biểu diễn các góc lượng giác có số đo sau:

a) \(\frac{{2\pi }}{3}\); b) \( – \frac{{11\pi }}{4}\); c) \({150^0}\); d) \( – {225^0}\).

Hướng dẫn:

Để biểu diễn các góc lượng giác trên đường tròn lượng giác ta thường sử dụng các kết quả sau

– Góc \(\alpha \) và góc \(\alpha + k2\pi ,k\; \in \;\mathbb{Z}\) có cùng điểm biểu diễn trên đường tròn lượng giác.

– Số điểm trên đường tròn lượng giác biểu diễn bởi số đo có dạng \(\alpha + \frac{{k2\pi }}{m}\) (với k là số nguyên và m là số nguyên dương). Từ đó để biểu diễn các góc lượng giác đó ta lần lượt cho k từ 0 tới (m – 1) rồi biểu diễn các góc đó.

Lời giải:

a) Ta có: \(\frac{{\frac{{2\pi }}{3}}}{{2\pi }} = \frac{1}{3}\). Ta chia đường tròn thành 3 phần bằng nhau. Khi đó điểm \({M_2}\) là điểm biểu diễn bởi góc có số đo \(\frac{{2\pi }}{3}\).

b) Ta có \( – \frac{{11\pi }}{4} = – \frac{{3\pi }}{4} + \left( { – 1} \right).2\pi \). Do đó điểm biểu diễn bởi góc \( – \frac{{11\pi }}{4}\) trùng với góc \( – \frac{{3\pi }}{4}\) và là điểm \({M_3}\).

c) Ta có \(\frac{{150}}{{180}} = \frac{5}{6}\). Ta chia nửa đường tròn thành 6 phần bằng nhau. Khi đó P là điểm biểu diễn bởi góc \({150^0}\)

d) Ta có \( – {225^0} = – {180^0} – {45^0}\). Do đó điểm biểu diễn N là điểm biểu diễn bởi góc \( – {225^0}\)