Đáp án Thực hành 2 Bài 2. Biến cố hợp và quy tắc cộng xác suất (trang 95, 96, 97) – SGK Toán 11 Chân trời sáng tạo. Tham khảo: Sử dụng quy tắc cộng xác suất cho hai biến cố xung khắc: Cho hai biến cố \(A\) và \(B\.
Câu hỏi/Đề bài:
Hãy trả lời câu hỏi ở Hoạt động mở đầu.
Hướng dẫn:
Sử dụng quy tắc cộng xác suất cho hai biến cố xung khắc: Cho hai biến cố \(A\) và \(B\) xung khắc. Khi đó: \(P\left( {A \cup B} \right) = P\left( A \right) + P\left( B \right)\).
Lời giải:
Gọi \(A\) là biến cố “Hạt giống thứ nhất nảy mầm”, \(B\) là biến cố “Hạt giống thứ hai nảy mầm”.
\(P\left( A \right) = P\left( B \right) = 0,8 \Rightarrow P\left( {\bar A} \right) = P\left( {\bar B} \right) = 1 – 0,8 = 0,2\)
Xác suất để có đúng 1 trong 2 hạt giống đó nảy mầm là:
\(P\left( {A\bar B} \right) + P\left( {\bar AB} \right) = P\left( A \right).P\left( {\bar B} \right) + P\left( {\bar A} \right).P\left( B \right) = 0,8.0,2 + 0,2.0,8 = 0,32\)