Trang chủ Lớp 11 Toán lớp 11 SGK Toán 11 - Chân trời sáng tạo Bài 7 trang 86 Toán 11 tập 1 – Chân trời sáng...

Bài 7 trang 86 Toán 11 tập 1 – Chân trời sáng tạo: Cho tam giác đều có cạnh bằng a, gọi là tam giác H_1. Nối các trung điểm của H_1 để tạo thành tam giác H_2. Tiếp theo

Bước 1: Tìm cạnh của tam giác đều thứ \(n\) dựa vào cạnh của tam giác đều thứ \(n – 1\). Bước 2. Hướng dẫn trả lời Bài 7 trang 86 SGK Toán 11 tập 1 – Chân trời sáng tạo – Bài tập cuối chương 3. Cho tam giác đều có cạnh bằng \(a\), gọi là tam giác \({H_1}\). Nối các trung điểm của \({H_1}\…

Đề bài/câu hỏi:

Cho tam giác đều có cạnh bằng \(a\), gọi là tam giác \({H_1}\). Nối các trung điểm của \({H_1}\) để tạo thành tam giác \({H_2}\). Tiếp theo, nối các trung điểm của \({H_1}\), để tạo thành tam giác \({H_3}\) (Hình 1). Cứ tiếp tục như vậy, nhận được dãy tam giác \({H_1},{H_2},{H_3},…\)

Tính tổng chu vi và tổng diện tích các tam giác của dãy.

Hướng dẫn:

Bước 1: Tìm cạnh của tam giác đều thứ \(n\) dựa vào cạnh của tam giác đều thứ \(n – 1\).

Bước 2: Tính chu vi và diện tích của tam giác đều thứ \(n\).

Bước 3: Áp dụng công thức tính tổng của cấp số nhân lùi vô hạn có số hạng đầu \({u_1}\) và công bội \(q\):

\(S = {u_1} + {u_2} + … + {u_n} + … = \frac{{{u_1}}}{{1 – q}}\)

Lời giải:

Gọi \({u_n}\) là độ dài cạnh của tam giác đều thứ \(n\).

Ta có: \({u_1} = a;{u_2} = \frac{{{u_1}}}{2};{u_3} = \frac{{{u_2}}}{2};…\)

Từ đó ta thấy \(\left( {{u_n}} \right)\) là một cấp số nhân có số hạng đầu \({u_1} = a\), công bội \(q = \frac{1}{2}\).

Vậy \({u_n} = {u_1}.{q^{n – 1}} = a.{\left( {\frac{1}{2}} \right)^{n – 1}} = \frac{a}{{{2^{n – 1}}}},n = 1,2,3,…\)

Chu vi của tam giác đều thứ \(n\) là: \({p_n} = 3{u_n} = \frac{{3{\rm{a}}}}{{{2^{n – 1}}}},n = 1,2,3,…\)

Tổng chu vi của các tam giác của dãy là:

\({P_n} = 3{\rm{a}} + \frac{{3{\rm{a}}}}{2} + \frac{{3{\rm{a}}}}{{{2^2}}} + … + \frac{{3{\rm{a}}}}{{{2^{n – 1}}}} + … = 3{\rm{a}}\left( {1 + \frac{1}{2} + \frac{1}{{{2^2}}} + … + \frac{1}{{{2^{n – 1}}}} + …} \right)\)

Tổng \(1 + \frac{1}{2} + \frac{1}{{{2^2}}} + … + \frac{1}{{{2^{n – 1}}}} + …\) là tổng của cấp số nhân lùi vô hạn có số hạng đầu \({u_1} = 1\), công bội \(q = \frac{1}{2}\).

Vậy \(1 + \frac{1}{2} + \frac{1}{{{2^2}}} + … + \frac{1}{{{2^{n – 1}}}} + … = \frac{1}{{1 – \frac{1}{2}}} = 2 \Rightarrow {P_n} = 3{\rm{a}}.2 = 6{\rm{a}}\).

Diện tích của hình vuông thứ \(n\) là:

\({s_n} = \frac{{u_n^2\sqrt 3 }}{4} = {\left( {\frac{a}{{{2^{n – 1}}}}} \right)^2}.\frac{{\sqrt 3 }}{4} = \frac{{{a^2}\sqrt 3 }}{4}.{\left( {\frac{1}{{{2^{n – 1}}}}} \right)^2} = \frac{{{a^2}\sqrt 3 }}{4}.\frac{1}{{{4^{n – 1}}}},n = 1,2,3,…\)

Tổng diện tích của các tam giác của dãy là:

\({S_n} = \frac{{{a^2}\sqrt 3 }}{4} + \frac{{{a^2}\sqrt 3 }}{4}.\frac{1}{4} + \frac{{{a^2}\sqrt 3 }}{4}.\frac{1}{{{4^2}}} + … + \frac{{{a^2}\sqrt 3 }}{4}.\frac{1}{{{4^{n – 1}}}} + … = \frac{{{a^2}\sqrt 3 }}{4}\left( {1 + \frac{1}{4} + \frac{1}{{{4^2}}} + … + \frac{1}{{{4^{n – 1}}}} + …} \right)\)

Tổng \(1 + \frac{1}{4} + \frac{1}{{{4^2}}} + … + \frac{1}{{{4^{n – 1}}}} + …\) là tổng của cấp số nhân lùi vô hạn có số hạng đầu \({u_1} = 1\), công bội \(q = \frac{1}{4}\).

Vậy \(1 + \frac{1}{4} + \frac{1}{{{4^2}}} + … + \frac{1}{{{4^{n – 1}}}} + … = \frac{1}{{1 – \frac{1}{4}}} = \frac{4}{3} \Rightarrow {S_n} = \frac{{{a^2}\sqrt 3 }}{4}.\frac{4}{3} = \frac{{{a^2}\sqrt 3 }}{3}\)