Xét các biến cố sau: A: “Cả hai người được chọn đều họ Nguyễn”; \(B\): “Cả hai người được chọn đều họ Trần”. \(C\). Hướng dẫn trả lời Giải bài 8.6 trang 48 sách bài tập toán 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống – Bài 29. Công thức cộng xác suất. Trong một căn phòng có 36 người, trong đó có 25 người họ Nguyễn và 11 người họ Trần….
Đề bài/câu hỏi:
Trong một căn phòng có 36 người, trong đó có 25 người họ Nguyễn và 11 người họ Trần. Chọn ngẫu nhiên hai người trong phòng đó. Tính xác suất để hai người được chọn có cùng họ.
Hướng dẫn:
Xét các biến cố sau:
A: “Cả hai người được chọn đều họ Nguyễn”; \(B\): “Cả hai người được chọn đều họ Trần”.
\(C\): “Cả hai người được chọn có cùng họ”. \(C\) là biến cố hợp của \(A\) và \(B\). Do \(A\) và \(B\) xung khắc nên \(P\left( C \right) = P\left( {A \cup B} \right) = P\left( A \right) + P\left( B \right)\).
Lời giải:
Xét các biến cố sau:
A: “Cả hai người được chọn đều họ Nguyễn”; \(B\): “Cả hai người được chọn đều họ Trần”.
\(C\): “Cả hai người được chọn có cùng họ”. \(C\) là biến cố hợp của \(A\) và \(B\). Do \(A\) và \(B\) xung khắc nên \(P\left( C \right) = P\left( {A \cup B} \right) = P\left( A \right) + P\left( B \right)\).
Ta có: \(n\left( {\rm{\Omega }} \right) = C_{36}^2 = 630\);
\(n\left( A \right) = C_{25}^2 = 300;n\left( B \right) = C_{11}^2 = 55.{\rm{\;}}\)
Suy ra \(P\left( A \right) = \frac{{300}}{{630}};P\left( B \right) = \frac{{55}}{{630}}\).
Vậy \(P\left( C \right) = P\left( A \right) + P\left( B \right) = \frac{{300}}{{630}} + \frac{{55}}{{630}} = \frac{{355}}{{630}} = \frac{{71}}{{126}}\).