Trang chủ Lớp 11 Toán lớp 11 SBT Toán 11 - Kết nối tri thức Bài 7.55 trang 43 SBT toán 11 – Kết nối tri thức:...

Bài 7.55 trang 43 SBT toán 11 – Kết nối tri thức: Cho hình lập phương ABCD. A’B’C’D’ có cạnh bằng a. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, AD. a) Tính theo a thể tích khối chóp cụt AMN. A’B’D’

Tính theo a thể tích khối chóp cụt \(AMN. A’B’D’\). Phân tích, đưa ra lời giải Giải bài 7.55 trang 43 sách bài tập toán 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống – Bài tập cuối Chương 7. Cho hình lập phương \(ABCD.A’B’C’D’\) có cạnh bằng \(a\). Gọi \(M,N\) lần lượt là trung điểm của các cạnh \(AB,AD\)….

Đề bài/câu hỏi:

Cho hình lập phương \(ABCD.A’B’C’D’\) có cạnh bằng \(a\). Gọi \(M,N\) lần lượt là trung điểm của các cạnh \(AB,AD\).

a) Tính theo a thể tích khối chóp cụt \(AMN.A’B’D’\).

b) Tính theo a khoảng cách giữa hai đường thẳng \(MN\) và \(A’B\).

Hướng dẫn:

a) Tính theo a thể tích khối chóp cụt \(AMN.A’B’D’\).

Áp dụng công thức \(V = \frac{1}{3} \cdot AA’ \cdot \left( {{S_{AMN}} + {S_{A’B’D’}} + \sqrt {{S_{AMN}} \cdot {S_{A’B’D’}}} } \right)\)

b) Tính theo a khoảng cách giữa hai đường thẳng \(MN\) và \(A’B\).

  • Tìm mặt phẳng chứa đường thẳng này và song song song với đường thẳng còn lại: \(MN//\left( {A’BD} \right)\)
  • \(d\left( {MN,A’B} \right) = d\left( {MN,\left( {A’BD} \right)} \right) = d\left( {M,\left( {A’BD} \right)} \right) = \frac{1}{2}d\left( {A,\left( {A’BD} \right)} \right)\)
  • Đặt \(h = d\left( {A,\left( {A’BD} \right)} \right)\) thì \(\frac{1}{{{h^2}}} = \frac{1}{{A{B^2}}} + \frac{1}{{A{D^2}}} + \frac{1}{{A{A^{{\rm{‘}}2}}}} \Rightarrow \) \(h \Rightarrow \)\(d\left( {MN,A’B} \right) = d\left( {MN,\left( {A’BD} \right)} \right) = d\left( {M,\left( {A’BD} \right)} \right) = \frac{1}{2}d\left( {A,\left( {A’BD} \right)} \right)\)

Vậy \(d\left( {MN,A’B} \right) = d\left( {M,\left( {A’BD} \right)} \right) = \frac{{a\sqrt 3 }}{6}\).

Lời giải:

a) Ta có:

\({S_{A’B’D’}} = \frac{{{a^2}}}{2};{S_{AMN}} = \frac{{{a^2}}}{8};{S_{ABCD}} = {a^2};AA’ = a\), suy ra thể tích khối chóp cụt \(AMN \cdot A’B’D’\) là:

\(V = \frac{1}{3} \cdot AA’ \cdot \left( {{S_{AMN}} + {S_{A’B’D’}} + \sqrt {{S_{AMN}} \cdot {S_{A’B’D’}}} } \right)\)

\( = \frac{1}{3} \cdot a \cdot \left( {\frac{{{a^2}}}{8} + \frac{{{a^2}}}{2} + \sqrt {\frac{{{a^2}}}{8} \cdot \frac{{{a^2}}}{2}} } \right) = \frac{{7{a^3}}}{{24}}{\rm{.\;}}\)

b) Vì \(MN//BD\) nên \(MN//\left( {A’BD} \right)\), do đó:

\(d\left( {MN,A’B} \right) = d\left( {MN,\left( {A’BD} \right)} \right) = d\left( {M,\left( {A’BD} \right)} \right).\)

Vì \(M\) là trung điểm của \(AB\) nên \(d\left( {M,\left( {A’BD} \right)} \right) = \frac{1}{2}d\left( {A,\left( {A’BD} \right)} \right)\).

Đặt \(h = d\left( {A,\left( {A’BD} \right)} \right)\) thì \(\frac{1}{{{h^2}}} = \frac{1}{{A{B^2}}} + \frac{1}{{A{D^2}}} + \frac{1}{{A{A^{{\rm{‘}}2}}}} = \frac{3}{{{a^2}}}\), suy ra \(h = \frac{{a\sqrt 3 }}{3}\).

Vậy \(d\left( {MN,A’B} \right) = d\left( {M,\left( {A’BD} \right)} \right) = \frac{{a\sqrt 3 }}{6}\).