Cách tính giới hạn hàm số dạng \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} \frac{{f\left( x \right)}}{{g\left( x \right)}}\. Giải chi tiết Giải bài 5.12 trang 83 sách bài tập toán 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống – Bài 16. Giới hạn của hàm số. Tính các giới hạn sau:…
Đề bài/câu hỏi:
Tính các giới hạn sau:
a) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 2} \frac{{\sqrt {4x + 1} – 3}}{{x – 2}};\)
b) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{{x^3} + {x^2} + x – 3}}{{{x^3} – 1}};\)
c) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ + }} \frac{{{x^2} – 5x + 6}}{{{{\left( {x – 2} \right)}^2}}};\)
d) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ – }} \frac{{{x^2} + x – 2}}{x}.\)
Hướng dẫn:
Cách tính giới hạn hàm số dạng \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} \frac{{f\left( x \right)}}{{g\left( x \right)}}\) khi \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} g\left( x \right) = 0\), trong đó f(x), g(x) là các đa thức hoặc căn thức.
+ Phân tích tử và mẫu thành nhân tử và giản ước.
+ Tính giới hạn của hàm số vừa thu được sau khi giản ước.
Lời giải:
a) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 2} \frac{{\sqrt {4x + 1} – 3}}{{x – 2}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 2} \frac{{4x – 8}}{{\left( {x – 2} \right)\left( {\sqrt {4x + 1} + 3} \right)}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 2} \frac{4}{{\sqrt {4x + 1} + 3}} = \frac{4}{{\sqrt {4.2 + 1} + 3}} = \frac{2}{3}\)
b) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{{x^3} + {x^2} + x – 3}}{{{x^3} – 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{\left( {{x^3} – 1} \right) + \left( {{x^2} – 1} \right) + \left( {x – 1} \right)}}{{\left( {x – 1} \right)\left( {{x^2} + x + 1} \right)}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{\left( {{x^2} + x + 1} \right) + \left( {x + 1} \right) + 1}}{{{x^2} + x + 1}}\)
\( = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{{x^2} + 2x + 3}}{{{x^2} + x + 1}} = \frac{{1 + 2 + 3}}{{1 + 1 + 1}} = 2\)
c) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ + }} \frac{{{x^2} – 5x + 6}}{{{{\left( {x – 2} \right)}^2}}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ + }} \frac{{\left( {x – 2} \right)\left( {x – 3} \right)}}{{{{\left( {x – 2} \right)}^2}}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ + }} \frac{{x – 3}}{{x – 2}}\)
Vì \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ + }} \left( {x – 3} \right) = – 1,\mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ + }} \left( {x – 2} \right) = 0\) và \(x – 2 > 0\;\forall x > 2\) nên \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ + }} \frac{{x – 3}}{{x – 2}} = – \infty \)
d) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ – }} \frac{{{x^2} + x – 2}}{x}\)
Vì \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ – }} \left( {{x^2} + x – 2} \right) = – 2,\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ – }} x = 0\) và \(x < 0\) \(\forall x < 0\) nên \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ – }} \frac{{{x^2} + x – 2}}{x} = + \infty \)