Trang chủ Lớp 11 Toán lớp 11 SBT Toán 11 - Kết nối tri thức Bài 41 trang 72 SBT toán 11 – Kết nối tri thức:...

Bài 41 trang 72 SBT toán 11 – Kết nối tri thức: Cho hình lăng trụ tam giác ABC. A’B’C’ có đáy ABC là tam giác đều cạnh bằng a, tam giác AB’C’ cân tại A, mặt phẳng AB’C’

Kẻ \(AH\) vuông góc với \(B’C’\) tại \(H\). Chứng minh \(AH \bot \left( {A’B’C’} \right) \Rightarrow B’C’ \bot AH\. Phân tích, đưa ra lời giải Giải bài 41 trang 72 sách bài tập toán 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống – Bài tập ôn tập cuối năm. Cho hình lăng trụ tam giác \(ABC.A’B’C’\) có đáy \(ABC\) là tam giác đều cạnh bằng \({\rm{a}}\),…

Đề bài/câu hỏi:

Cho hình lăng trụ tam giác \(ABC.A’B’C’\) có đáy \(ABC\) là tam giác đều cạnh bằng \({\rm{a}}\), tam giác \(AB’C’\) cân tại \(A\), mặt phẳng \(\left( {AB’C’} \right)\) vuông góc với mặt phẳng \(\left( {A’B’C’} \right)\) và \(AA’ = a\sqrt 3 \).

a) Chứng minh rằng \(BCC’B’\) là hình chữ nhật.

b) Tính theo a thể tích khối lăng trụ \(ABC \cdot A’B’C’\).

c) Tính góc giữa đường thẳng \(AA’\) và mặt phẳng \(\left( {A’B’C’} \right)\).

Hướng dẫn:

a) Kẻ \(AH\) vuông góc với \(B’C’\) tại \(H\).Chứng minh \(AH \bot \left( {A’B’C’} \right) \Rightarrow B’C’ \bot AH\)

Chứng minh \(B’C’ \bot \left( {AA’H} \right) \Rightarrow B’C’ \bot AA’\).

Kết hợp với \(BB’//AA’\) nên \(B’C’ \bot BB’\) hay \(BCC’B’\) là hình chữ nhật.

b) Tính chiều cao \(AH = \sqrt {A{A^{{\rm{‘}}2}} – A'{H^2}} \).

Tính thể tích khối lăng trụ \(ABC \cdot A’B’C’\) bằng \({S_{A’B’C’}} \cdot AH\).

c) Chứng minh góc giữa \(AA’\) và mặt phẳng \(\left( {A’B’C’} \right)\) là góc giữa hai đường thẳng \(AA’\) và \(A’H\), mà \(\left( {AA’,A’H} \right) = \widehat {AA’H}\).

Xét tam giác \(AA’H\) vuông tại \(H\), ta có: \({\rm{cos}}\widehat {AA’H} = \frac{{A’H}}{{AA’}} \Rightarrow \widehat {AA’H}\).

Kết luận góc giữa đường thẳng \(AA’\) và mặt phẳng \(\left( {A’B’C’} \right)\)

Lời giải:

a) Kẻ \(AH\) vuông góc với \(B’C’\) tại \(H\) thì \(AH \bot \left( {A’B’C’} \right)\) và \(H\) là trung điểm của \(B’C’\), tam giác \(A’B’C’\) đều nên \(A’H \bot B’C’\) \( \Rightarrow B’C’ \bot \left( {AA’H} \right) \Rightarrow B’C’ \bot AA’\).

Mà \(BB’//AA’\) nên \(B’C’ \bot BB’\) hay \(BCC’B’\) là hình chữ nhật.

b) Tam giác \(AA’H\) vuông tại \(H\), ta có:\(A’H = \frac{{a\sqrt 3 }}{2} \Rightarrow AH = \sqrt {A{A^{{\rm{‘}}2}} – A'{H^2}} = \frac{{3a}}{2}\).

Thể tích khối lăng trụ \(ABC \cdot A’B’C’\) bằng \({S_{A’B’C’}} \cdot AH = \frac{{3{a^3}\sqrt 3 }}{8}\).

c) Vì \(A’H\) là hình chiếu vuông góc của \(AA’\) trên mặt phẳng \(\left( {A’B’C’} \right)\) nên góc giữa đường thẳng \(AA’\) và mặt phẳng \(\left( {A’B’C’} \right)\) là góc giữa hai đường thẳng \(AA’\) và \(A’H\), mà \(\left( {AA’,A’H} \right) = \widehat {AA’H}\).

Tam giác \(AA’H\) vuông tại \(H\), ta có: \({\rm{cos}}\widehat {AA’H} = \frac{{A’H}}{{AA’}} = \frac{1}{2} \Rightarrow \widehat {AA’H} = {60^ \circ }\).

Vậy góc giữa đường thẳng \(AA’\) và mặt phẳng \(\left( {A’B’C’} \right)\) bằng \({60^ \circ }\).