Trang chủ Lớp 11 Toán lớp 11 SBT Toán 11 - Kết nối tri thức Bài 36 trang 71 SBT toán 11 – Kết nối tri thức:...

Bài 36 trang 71 SBT toán 11 – Kết nối tri thức: Cho phương trình dao động x t = 10cos 2π /5t + π /3 , ở đây li độ x tính bằng centimét và thời gian t

Áp dụng tính chất \({\rm{cos}}\left( {\frac{{2\pi }}{5}t + \frac{\pi }{3}} \right) \le 1\. Vận dụng kiến thức giải Giải bài 36 trang 71 sách bài tập toán 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống – Bài tập ôn tập cuối năm. Cho phương trình dao động \(x\left( t \right) = 10{\rm{cos}}\left( {\frac{{2\pi }}{5}t + \frac{\pi }{3}} \right)\),…

Đề bài/câu hỏi:

Cho phương trình dao động \(x\left( t \right) = 10{\rm{cos}}\left( {\frac{{2\pi }}{5}t + \frac{\pi }{3}} \right)\), ở đây li độ \(x\) tính bằng centimét và thời gian \(t\) tính bằng giây.

a) Tìm thời điểm đầu tiên để vật có li độ lớn nhất.

b) Tìm thời điểm đầu tiên để vật có vận tốc bằng 0.

c) Tìm thời điểm đầu tiên để vật có gia tốc bằng 0.

Hướng dẫn:

Áp dụng tính chất \({\rm{cos}}\left( {\frac{{2\pi }}{5}t + \frac{\pi }{3}} \right) \le 1\)

a) Vật có li độ lớn nhất khi \(10{\rm{cos}}\left( {\frac{{2\pi }}{5}t + \frac{\pi }{3}} \right) = 10 \Rightarrow t\)(\(t \ge 0\))

b) Ta có vận tốc \(v\left( t \right) = x’\left( t \right) = – 4\pi {\rm{sin}}\left( {\frac{{2\pi }}{5}t + \frac{\pi }{3}} \right)\).

Vận tốc bằng 0 tức là \( – 4\pi {\rm{sin}}\left( {\frac{{2\pi }}{5}t + \frac{\pi }{3}} \right) = 0 \Rightarrow t\) \(t \ge 0\)

c) Ta có gia tốc a \(\left( t \right) = x”\left( t \right) = – \frac{{8{\pi ^2}}}{5}{\rm{cos}}\left( {\frac{{2\pi }}{5}t + \frac{\pi }{3}} \right)\).

Gia tốc bằng 0 tức là \( – \frac{{8{\pi ^2}}}{5}{\rm{cos}}\left( {\frac{{2\pi }}{5}t + \frac{\pi }{3}} \right) = 0 \Rightarrow t\) \(\left( {t \ge 0} \right)\)

Lời giải:

a) Vật có li độ lớn nhất khi \(10{\rm{cos}}\left( {\frac{{2\pi }}{5}t + \frac{\pi }{3}} \right) = 10 \Leftrightarrow t = \frac{{ – 5}}{6} + 5k,k \in \mathbb{Z}\).

Do \(t \ge 0\) nên thời điểm đầu tiên vật có li độ lớn nhất tương ứng với \(k = 1\), tức là tại thời điểm \(t = \frac{{ – 5}}{6} + 5 = \frac{{25}}{6}\) (giây).

b) Ta có vận tốc \(v\left( t \right) = x’\left( t \right) = – 4\pi {\rm{sin}}\left( {\frac{{2\pi }}{5}t + \frac{\pi }{3}} \right)\).

Vận tốc bằng 0 tức là \( – 4\pi {\rm{sin}}\left( {\frac{{2\pi }}{5}t + \frac{\pi }{3}} \right) = 0 \Leftrightarrow t = – \frac{5}{6} + \frac{5}{2}k,k \in \mathbb{Z}\).

Do \(t \ge 0\) nên thời điểm đầu tiên vật có vận tốc bằng 0 tương ứng với \(k = 1\), tức là tại thời điểm \(t = \frac{{ – 5}}{6} + \frac{5}{2} = \frac{5}{3}\) (giây).

c) Ta có gia tốc a \(\left( t \right) = x”\left( t \right) = – \frac{{8{\pi ^2}}}{5}{\rm{cos}}\left( {\frac{{2\pi }}{5}t + \frac{\pi }{3}} \right)\).

Gia tốc bằng 0 tức là \( – \frac{{8{\pi ^2}}}{5}{\rm{cos}}\left( {\frac{{2\pi }}{5}t + \frac{\pi }{3}} \right) = 0 \Leftrightarrow t = \frac{5}{{12}} + \frac{5}{2}k,k \in \mathbb{Z}\).

Do \(t \ge 0\) nên thời điểm đầu tiên vật có gia tốc bằng 0 tương ứng với \(k = 1\), tức là tại thời điểm \(t = \frac{5}{{12}} + \frac{5}{2} = \frac{{35}}{{12}}\) (giây).