Trang chủ Lớp 11 Toán lớp 11 SBT Toán 11 - Chân trời sáng tạo Bài 3 trang 161 SBT toán 11 – Chân trời sáng tạo...

Bài 3 trang 161 SBT toán 11 – Chân trời sáng tạo tập 1: Bảng sau thống kê doanh số bán hàng của các nhân viên một trung tâm thương mại trong một ngày. a) Hãy ước lượng số trung bình

Sử dụng kiến thức về số trung bình của mẫu số liệu để tính. Lời giải bài tập, câu hỏi Giải bài 3 trang 161 sách bài tập toán 11 – Chân trời sáng tạo tập 1 – Bài tập cuối chương 5. Bảng sau thống kê doanh số bán hàng của các nhân viên một trung tâm thương mại trong một ngày….

Đề bài/câu hỏi:

Bảng sau thống kê doanh số bán hàng của các nhân viên một trung tâm thương mại trong một ngày.

a) Hãy ước lượng số trung bình, mốt và trung vị của mẫu số liệu ghép nhóm trên.

b) Trung tâm thương mại dự định sẽ thưởng cho 25% số nhân viên có doanh số bán hàng cao nhất. Theo mẫu số liệu trên, trung tâm thương mại nên khen thưởng các nhân viên có doanh số bán hàng ít nhất là bao nhiêu?

Hướng dẫn:

a) + Sử dụng kiến thức về số trung bình của mẫu số liệu để tính:

Giả sử mẫu số được cho dưới dạng bảng tần số ghép nhóm:

Số trung bình của mẫu số liệu ghép nhóm, kí hiệu \(\overline x \), được tính như sau: \(\overline x = \frac{{{n_1}{c_1} + {n_2}{c_2} + … + {n_k}{c_k}}}{n}\), trong đó \(n = {n_1} + {n_2} + … + {n_k}\).

+ Sử dụng kiến thức về mốt của mẫu số liệu để tính: Giả sử nhóm chứa mốt là \(\left[ {{u_m};{u_{m + 1}}} \right)\), khi đó mốt của mẫu số liệu ghép nhóm, kí hiệu là \({M_O}\) được xác định bởi công thức: \({M_O} = {u_m} + \frac{{{n_m} – {n_{m – 1}}}}{{\left( {{n_m} – {n_{m – 1}}} \right) + \left( {{n_m} – {n_{m + 1}}} \right)}}.\left( {{u_{m + 1}} – {u_m}} \right)\)

+ Sử dụng kiến thức xác định trung vị của mẫu số liệu ghép nhóm để tính:

Gọi n là cỡ mẫu.

Giả sử nhóm \(\left[ {{u_m};{u_{m + 1}}} \right)\) chứa trung vị, \({n_m}\) là tần số của nhóm chứa trung vị,

\(C = {n_1} + {n_2} + … + {n_{m – 1}}\).

Khi đó, trung vị của mẫu số liệu là: \({M_e} = {u_m} + \frac{{\frac{n}{2} – C}}{{{n_m}}}.\left( {{u_{m + 1}} – {u_m}} \right)\).

+ Sử dụng kiến thức về xác định tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm để tính:

Tứ phân vị thứ hai của mẫu số liệu ghép nhóm, kí hiệu \({Q_2}\), cũng chính là trung vị của mẫu số liệu ghép nhóm.

b) Để tìm tứ phân vị thứ ba của mẫu số liệu ghép nhóm, kí hiệu \({Q_3}\), ta làm như sau:

Giả sử nhóm \(\left[ {{u_j};{u_{j + 1}}} \right)\) chứa tứ phân vị thứ ba, \({n_j}\) là tần số của nhóm chứa tứ phân vị thứ ba, \(C = {n_1} + {n_2} + … + {n_{j – 1}}\)

Khi đó, tứ phân vị thứ ba của mẫu số liệu là: \({Q_3} = {u_j} + \frac{{\frac{{3n}}{4} – C}}{{{n_j}}}.\left( {{u_{j + 1}} – {u_j}} \right)\)

Lời giải:

a) Ta có bảng số liệu bao gồm giá trị đại diện:

Cỡ mẫu \(n = 36\)

Số trung bình của mẫu số liệu là: \(\overline x = \frac{{25.4 + 35.8 + 45.12 + 55.7 + 65.5}}{{36}} = \frac{{815}}{{18}}\) (triệu đồng)

Nhóm chứa mốt của mẫu số liệu là \(\left[ {40;50} \right)\).

Do đó, \({u_m} = 40,{u_{m + 1}} = 50,{n_m} = 12,{n_{m + 1}} = 7,{u_{m + 1}} – {u_m} = 50 – 40 = 10\)

Mốt của mẫu số liệu là: \({M_O} = 40 + \frac{{12 – 8}}{{\left( {12 – 8} \right) + \left( {12 – 7} \right)}}.10 = \frac{{400}}{9}\) (triệu đồng)

Gọi \({x_1},{x_2},…,{x_{36}}\) là mẫu số liệu được xếp theo thứ tự không giảm.

Ta có: \({x_1},…,{x_4} \in \left[ {20;30} \right),{x_5},…,{x_{12}} \in \left[ {30;40} \right),{x_{13}},…,{x_{24}} \in \left[ {40;50} \right),\)\({x_{25}},…,{x_{31}} \in \left[ {50;60} \right),{x_{32}},…,{x_{36}} \in \left[ {60;70} \right)\)

Do cỡ mẫu \(n = 36\) nên trung vị của mẫu số liệu là \(\frac{1}{2}\left( {{x_{18}} + {x_{19}}} \right)\). Do đó trung vị của mẫu số liệu thuộc nhóm \(\left[ {40;50} \right)\).

Trung vị của mẫu số liệu ghép nhóm là: \({M_e} = 40 + \frac{{\frac{{36}}{2} – \left( {4 + 8} \right)}}{{12}}.\left( {50 – 40} \right) = 45\) (triệu đồng)

b) Do cỡ mẫu \(n = 36\) nên tứ phân vị thứ ba của mẫu số liệu là \(\frac{1}{2}\left( {{x_{27}} + {x_{28}}} \right)\). Do đó tứ phân vị thứ ba của mẫu số liệu thuộc nhóm \(\left[ {50;60} \right)\).

Tứ phân vị thứ ba của mẫu số liệu ghép nhóm là:

\({Q_3} = 50 + \frac{{\frac{{3.36}}{4} – \left( {4 + 8 + 12} \right)}}{7}.\left( {60 – 50} \right) = \frac{{380}}{7}\) (triệu đồng)

Vậy trung tâm thương mại nên khen thưởng các nhân viên có doanh số một ngày ít nhất là \(\frac{{380}}{7}\) triệu đồng.