Trang chủ Lớp 11 Toán lớp 11 SBT Toán 11 - Cánh diều Bài 61 trang 31 SBT toán 11 – Cánh diều: Dùng đồ...

Bài 61 trang 31 SBT toán 11 – Cánh diều: Dùng đồ thị hàm số y = sin x, y = cos x để xác định số nghiệm của phương trình: a) 5sin x – 3 = 0

Biến đổi phương trình thành \(\sin x = \frac{3}{5}\). Vẽ đồ thị hàm số \(y = \sin x\), đường thẳng \(y = \frac{3}{5}\. Lời giải bài tập, câu hỏi Giải bài 61 trang 31 sách bài tập toán 11 – Cánh diều – Bài 4. Phương trình lượng giác cơ bản. Dùng đồ thị hàm số \(y = \sin x\), \(y = \cos x\…

Đề bài/câu hỏi:

Dùng đồ thị hàm số \(y = \sin x\), \(y = \cos x\) để xác định số nghiệm của phương trình:

a) \(5\sin x – 3 = 0\) trên đoạn \(\left[ { – \pi ;4\pi } \right]\)

b) \(\sqrt 2 \cos x + 1 = 0\) trên khoảng \(\left( { – 4\pi ;0} \right)\)

Hướng dẫn:

a) Biến đổi phương trình thành \(\sin x = \frac{3}{5}\).

Vẽ đồ thị hàm số \(y = \sin x\), đường thẳng \(y = \frac{3}{5}\) và đếm số giao điểm có hoành độ thuộc đoạn \(\left[ { – \pi ;4\pi } \right]\)

b) Biến đổi phương trình thành \(\cos x = \frac{{ – 1}}{{\sqrt 2 }}\).

Vẽ đồ thị hàm số \(y = \cos x\), đường thẳng \(y = \frac{{ – 1}}{{\sqrt 2 }}\) và đếm số giao điểm có hoành độ thuộc khoảng \(\left( { – 4\pi ;0} \right)\)

Lời giải:

a) Ta có \(5\sin x – 3 = 0 \Leftrightarrow \sin x = \frac{3}{5}\).

Nghiệm của phương trình trên chính là hoành độ các giao điểm của đường thẳng \(y = \frac{3}{5}\) và đồ thị hàm số \(y = \sin x\) như hình vẽ dưới đây.

Dựa vào hình vẽ, ta thấy đường thẳng \(y = \frac{3}{5}\) cắt đồ thị hàm số \(y = \sin x\) tại 4 điểm có hoành độ nằm trên đoạn \(\left[ { – \pi ;4\pi } \right]\). Có nghĩa là, phương trình \(5\sin x – 3 = 0\) có 4 nghiệm trên đoạn \(\left[ { – \pi ;4\pi } \right]\).

b) Ta có \(\sqrt 2 \cos x + 1 = 0 \Leftrightarrow \cos x = \frac{{ – 1}}{{\sqrt 2 }}\)

Nghiệm của phương trình trên chính là hoành độ các giao điểm của đường thẳng \(y = \frac{{ – 1}}{{\sqrt 2 }}\) và đồ thị hàm số \(y = \cos x\) như hình vẽ dưới đây.

Dựa vào hình vẽ, ta thấy đường thẳng \(y = \frac{{ – 1}}{{\sqrt 2 }}\) cắt đồ thị hàm số \(y = \cos x\) tại 4 điểm có hoành độ nằm trên khoảng \(\left( { – 4\pi ;0} \right)\). Có nghĩa là, phương trình \(\sqrt 2 \cos x + 1 = 0\) có 4 nghiệm trên khoảng \(\left( { – 4\pi ;0} \right)\).