Trang chủ Lớp 11 Toán lớp 11 SBT Toán 11 - Cánh diều Bài 1 trang 10 SBT toán 11 – Cánh diều: Trên đường...

Bài 1 trang 10 SBT toán 11 – Cánh diều: Trên đường tròn lượng giác lấy điểm M sao cho OA, OM = 40^o. Gọi M’ là điểm đối xứng với M qua gốc toạ độ

Tính số đo \(\left( {OM, OM’} \right)\) Sử dụng hệ thức Chasles: \(\left( {OA, OM’} \right) = \left( {OA, OM} \right) + \left( {OM. Trả lời Giải bài 1 trang 10 sách bài tập toán 11 – Cánh diều – Bài 1. Góc lượng giác. Giá trị lượng giác của góc lượng giác. Trên đường tròn lượng giác lấy điểm \(M\) sao cho \(\left( {OA,OM} \right) = {40^o}\)….

Đề bài/câu hỏi:

Trên đường tròn lượng giác lấy điểm \(M\) sao cho \(\left( {OA,OM} \right) = {40^o}\). Gọi \(M’\) là điểm đối xứng với \(M\) qua gốc toạ độ. Khi đó số đo của góc lượng giác \(\left( {OA,OM’} \right)\) bằng:

A. \({40^o} + k{360^o}\)

B. \({140^o} + k{360^o}\)

C. \({220^o} + k{360^o}\)

D. \({50^o} + k{360^o}\)

Hướng dẫn:

Tính số đo \(\left( {OM,OM’} \right)\)

Sử dụng hệ thức Chasles: \(\left( {OA,OM’} \right) = \left( {OA,OM} \right) + \left( {OM,OM’} \right) + k{360^o}\)

Lời giải:

Ta có \(\left( {OA,OM} \right) = {40^o}\).

Do \(M’\) đối xứng với \(M\) qua \(O\), ta suy ra \(\left( {OM,OM’} \right) = {180^o}\)

Do đó, \(\left( {OA,OM’} \right) = \left( {OA,OM} \right) + \left( {OM,OM’} \right) + k{360^o} = {220^o} + k{360^o}\)

Đáp án đúng là C.