Trang chủ Lớp 11 Tin học lớp 11 SGK Tin học 11 - Cánh diều (?) Câu hỏi mục 3 Bài 3 (trang 97, 98, 99) Tin...

(?) Câu hỏi mục 3 Bài 3 (trang 97, 98, 99) Tin học 11: Đọc dữ liệu từ tệp đầu vào và viết ra tệp. Cho tệp “bangDiem. txt” gồm nhiều dòng; các mục dữ liệu cách nhau khoảng trống: Dòng thứ nhất

Đáp án (?) Câu hỏi mục 3 Bài 3. Thực hành về tệp – mảng và danh sách (trang 97, 98, 99) – SGK Tin học 11 Cánh diều. Hướng dẫn: Dựa vào kiến thức đã học, đọc kỹ yêu cầu đề bài.

Câu hỏi/Đề bài:

Đọc dữ liệu từ tệp đầu vào và viết ra tệp.

Cho tệp “bangDiem.txt” gồm nhiều dòng; các mục dữ liệu cách nhau khoảng trống:

– Dòng thứ nhất: Hai số nguyên dương n và m; với n là số học sinh, m là số môn học.

– Dòng thứ hai: TênHS Toán Văn Tin Li… gồm (m+1) từ.

– n dòng tiếp theo, mỗi dòng có tên học sinh và điểm các môn học của học sinh đó.

Hãy viết một hàm nhapTuTep() để đọc tệp dữ liệu đầu vào “bangDiem.txt” và khởi tạo dữ liệu sẵn sàng để tính toán phân tích kết quả học tập:

a) Một mảng hai chiều n x m các số thực.

b) Hai danh sách: danh sách tên học sinh và danh sách tên môn học.

Hướng dẫn:

Dựa vào kiến thức đã học, đọc kỹ yêu cầu đề bài.

Lời giải:

Có thể tạo tệp “bangDiem.txt” bằng cách chỉnh sửa và bổ sung bảng trong Hình la ở Bài 2; từ Word hay Excel, thao tác Copy\Paste vào cửa sổ của Notepad hay cửa sổ soạn thảo của Python; ghi lưu thành tệp có định dạng text.

– Đọc từng dòng của tập đầu vào.

– Chuyển đổi mỗi mục của danh sách sang kiểu dữ liệu cần thiết và nối thêm vào danh sách tương ứng trong chương trình (tham khảo chương trình ở Hình 4).

Trong Python, nếu một dòng gồm nhiều mục khác kiểu dữ liệu, xen kẽ nhau, thì phải truy cập từng phần tử của danh sách và chuyển từ xâu kí tự thành kiểu dữ liệu đúng mô tả.

Các thao tác với tệp dữ liệu.

Đầu vào là tệp thuần văn bản chữ và số (đuôi tên tệp “txt”) gồm nhiều dòng; mỗi dòng gồm nhiều từ, mỗi từ là một mục dữ liệu, phân cách bằng khoảng trống.

Các bước thực hiện như sau:

Bước 1. Mở tệp để đọc hay viết, sử dụng hàm open () như ví dụ ở Hình 5.

Bước 2. Đọc từ tệp, có thể dùng các phương thức read(), readline(), readlines() kết hợp với split():

read().split() : Đọc từng từ và nối liền toàn bộ các dòng thành một danh sách các từ. Sử dụng khi tệp ngắn và cần xử lí toàn bộ nội dung tệp.

readline().split() : Đọc một dòng, trả về danh sách các từ, thường dùng nhất. readlines() : Đọc toàn bộ tệp, trả về danh sách các dòng, mỗi dòng là một xâu kí tự, kết thúc bằng ‘\n (dấu xuống dòng).

Bước 3. Xuất ra tệp thuần văn bản: có thể dùng hàm print, sau khi đã chuyển đầu ra chuẩn từ màn hình sang tệp đã mở để viết vào như sau:

Bước 4. Đóng tệp, dùng phương thức close().

Lưu ý: Nếu giữa các từ được phân cách nhau bằng dấu phẩy thì ta có tệp kiểu “csv” (comma separated value) và cần dùng split(‘,’) thay vì dạng mặc định split(). Cần chuyển thành kiểu danh sách (hay mảng) nên sẽ kết hợp xử lí bằng split(‘,’).