Lời giải Câu hỏi trang 86 Bài 13. Bài tiết và cân bằng nội môi SGK Sinh 11 Kết nối tri thức. Hướng dẫn: Vận dụng hiểu biết về biện pháp phòng tránh các bệnh thận.
Câu hỏi/Đề bài:
CH 1:
Kẻ bảng vào vở và điền biện pháp phòng tránh bệnh vào bảng theo mẫu dưới đây: |
Hướng dẫn:
Vận dụng hiểu biết về biện pháp phòng tránh các bệnh thận.
Lời giải:
CH 2:
Những chỉ số sinh lí, sinh hóa máu nào ở Bảng 13.2 là bình thường, không bình thường? Người có kết quả xét nghiệm này nên làm gì? |
Hướng dẫn:
Dựa vào bảng kết quả xét nghiệm (bảng 13.2) để trả lời câu hỏi.
Lời giải:
Bảng 13.2 cho thấy kết quả xét nghiệm có nồng độ glucose, uric acid và creatinin cao hơn mức bình thường. Nên chỉ số sinh lí, sinh hoá máu của người này không bình thường, bị mất cân bằng nội môi.
Người có kết quả xét nghiệm này đang có vấn đề về gan, thận nên điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt, chế độ ăn uống, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết, hạn chế một số thực phẩm ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.
CH 3:
Trong cuộc sống hằng ngày, có người uống lượng nước vượt quá nhu cầu của cơ thể và có người uống lượng nước ít hơn so với nhu cầu của cơ thể. Trong hai trường hợp này, hoạt động của thận sẽ thay đổi như thế nào? Giải thích. |
Hướng dẫn:
Vận dụng kiến thức về cơ chế điều hòa cân bằng nội môi của thận.
Lời giải:
Nếu uống thừa nước sẽ gây loãng máu, tăng áp lực thải nước qua thận, lâu ngày dẫn đến suy thận. Nếu uống không đủ nước, cơ thể khó thải hết các chất thải độc hại qua thận, đồng thời nồng độ các chất thải trong nước tiểu tăng lên, tạo điều kiện thuận lợi cho sỏi thận hình thành.
CH 4:
Tại sao những người bị bệnh suy thận nặng phải chạy thận nhân tạo? |
Hướng dẫn:
Vận dụng hiểu biết thực tiễn.
Lời giải:
Chạy thận nhân tạo giúp cơ thể đào thải các chất độc, nước và muối ra khỏi cơ thể khi chức năng của thận bị suy giảm và không thể thực hiện được nhiệm vụ này. Chạy thận nhân tạo là một cách để điều trị suy thận, giúp người bị bệnh có thể tiếp tục sinh hoạt một cách bình thường.
CH 5:
Uống rượu ức chế tuyến yên giải phóng ADH, tại sao uống rượu gây khát nước và thải nhiều nước tiểu? |
Hướng dẫn:
Dựa vào cơ chế cân bằng nội môi của cơ thể.
Lời giải:
Vai trò sinh lý chủ yếu của hormone ADH là duy trì độ thẩm thấu của huyết thanh trong phạm vi bình thường. Hormon ADH làm cho nước tiểu cô đặc tương đối bằng cách tăng tái hấp thu nước ở ống thận.
Càng nhiều hormone ADH được giải phóng, nước tái hấp thụ ở thận càng nhiều. Nước sẽ tái hấp thụ quá nhiều vào dòng máu và khiến nước tiểu đặc lại.
Nếu có quá ít hormone ADH hoặc thận không đáp ứng với ADH thì quá nhiều nước sẽ bị mất qua thận, nước tiểu sẽ loãng hơn bình thường và máu trở nên bị cô đặc hơn. Điều này có thể gây nên sự khát quá nhiều, đi tiểu thường xuyên, mất nước và – nếu không được bù đủ nước thì natri trong máu sẽ tăng.