Trả lời Câu 63 trang Bài 10. Tuần hoàn ở động vật SGK Sinh 11 Kết nối tri thức. Gợi ý: Dựa vào hình 10.1 để trả lời câu hỏi.
Câu hỏi/Đề bài:
CH 1:
Nghiên cứu Hình 10.1 và mô tả đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trên sở đồ hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín, từ đó đưa ra khái niệm hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín. |
Hướng dẫn:
Dựa vào hình 10.1 để trả lời câu hỏi.
Lời giải:
– Đường đi của máu trên sơ đồ hệ tuần hoàn hở: Máu xuất phát từ tim → qua hệ thống động mạch → tràn vào khoang máu và trộn lẫn với nước mô tạo thành hỗn hợp máu – nước mô → Sau khi tiếp xúc và trao đổi chất với tế bào, hỗn hợp máu – nước mô chui vào → tĩnh mạch → để về tim.
→ Hệ tuần hoàn có một đoạn máu không chảy trong mạch kín gọi là hệ tuần hoàn hở.
– Đường đi của máu trên sơ đồ hệ tuần hoàn kín: Máu từ tim → bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín → từ động mạch → qua mao mạch, tĩnh mạch → về tim. Máu và tế bào trao đổi chất qua thành mao mạch.
→ Hệ tuần hoàn có máu chảy trong mạch kín gọi là hệ tuần hoàn kín.
CH 2:
Nghiên cứu Hình 10.2 và mô tả đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trên sở đồ hệ tuần hoàn đơn của Cá xương và hệ tuần hoàn kép của Thú, từ đó đưa ra khái niệm hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép. |
Hướng dẫn:
Dựa vào hình 10.2 để trả lời câu hỏi.
Lời giải:
– Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn đơn của cá: tim bơm máu vào động mạch, lên hệ thống mao mạch mang, tiếp đó vào động mạch lưng và vào hệ thống mao mạch, sau đó về tĩnh mạch và trở về tim. Hệ tuần hoàn của cá gọi là hệ tuần hoàn đơn vì chỉ có 1 vòng tuần hoàn.
– Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kép của thú qua hai vòng tuần hoàn:
+ Vòng tuần hoàn lớn: Máu giàu O2 được tim bơm vào động mạch chủ và các động mạch nhỏ hơn và đến mao mạch ở các cơ quan, bộ phận để thực hiện trao đổi khí và chất, sau đó máu giàu CO2 đi theo tĩnh mạch về tim.
+ Vòng tuần hoàn nhỏ: Máu giàu CO2 được tim bơm lên phổi để trao đổi khí và trở thành máu giàu O2 quay trở lại tim. Hệ tuần hoàn của thú được gọi là hệ tuần hoàn kép vì có hai vòng tuần hoàn lớn và nhỏ.