Lời giải Câu hỏi trang 17 Bài 2. Trao đổi nước và khoáng ở thực vật SGK Sinh 11 Kết nối tri thức. Hướng dẫn: Hoạt động trao đổi nước và chất khoáng chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường như ánh sáng.
Câu hỏi/Đề bài:
CH 1:
Khi bón quá nhiều phân đạm cho một số loại cây ngũ cốc như lúa, ngô thì hiện tượng gì sẽ xảy ra? Giải thích. |
Hướng dẫn:
Hoạt động trao đổi nước và chất khoáng chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm đất và không khí,… Trong sản xuất, có thể điều khiển các yếu tố ngoại cảnh và áp dụng chế độ bón phân, tưới nước hợp lí để nâng cao năng suất cây trồng.
Lời giải:
Khi bón quá nhiều phân đạm gây mất cần bằng sự chênh lệch nồng độ chất tan giữa môi trường và trong tế bào lông hút của rễ cây => Cây không hút nước được => Cây héo và chết.
CH 2:
Dựa vào sơ đồ Hình 2.9, kể tên các nguồn cung cấp nitrogen cho cây. Cho biết thực vật có thể sử dụng trực tiếp nitrogen tự do có trong không khí hay không? |
Hướng dẫn:
Lời giải:
Các nguồn cung cấp Nitrogen cho cây là từ trong xác sinh vật, từ sự chuyển hóa N2 phân tử do một số vi sinh vật thực hiện, thông qua bón phân của con người.
Thực vật không thể sử dụng nguồn Nitơ tự do trong không khí (N2) được.
CH 2:
Nitrogen vô cơ (NH4+, NO3–) cây hấp thụ vào được chuyển hóa thành nitrogen trong các hợp chất hữu cơ (amino acid, protein,…) theo những cách nào? |
Hướng dẫn:
Đất là nguồn cung cấp nitrogen chính cho cây trồng. Cây hấp thụ nitrogen ở hai dạng là NH4+ và NO3–; nhờ quá trình khử nitrate và đồng hóa ammonium, nitrogen vô cơ được chuyển thành dạng hữu cơ.
Lời giải:
Các quá trình chuyển hóa Nitơ trong cây:
Quá trình khử nitrate
Quá trình chuyển nitrogen từ dạng NO3– thành dạng NH4+ gọi là quá trình khử nitrate. Quá trình này diễn ra qua hai bước dưới sự xúc tác của enzyme nitrate reductase và nitrite reductase theo sơ đồ sau:
Quá trình đồng hóa ammonium
Ammonium (NH4+) đươc cây hấp thụ và hình thành từ quá trình khử nitrate sẽ tham gia vào quá trình tổng hợp amino acid hoặc tạo các amide theo các cách sau:
Ammonium kết hợp với keto acid (pyruvic, ketoglutaric, fumaric và oxaloacetic) tạo thành amino acid:
Ví dụ: NH4+ + Pyruvic acid → Alanine
Sau đó, các amino acid này có thể tham gia tổng hợp nên các amino acid khác và protein.
Ammonium kết hợp với các amino dicarboxylic tổng hợp nên các amide. Quá trình này giúp giải độc cho tế bào khi lượng NH4+ tích lũy quá nhiều, đồng thời là cơ chế dự trữ ammonium cho tế bào thực vật:
Ví dụ NH4+ + Glutamic acid → Glutamin