Trang chủ Lớp 11 Sinh học lớp 11 SGK Sinh 11 - Kết nối tri thức Câu hỏi trang 162 Sinh 11 – Kết nối tri thức: Tại...

Câu hỏi trang 162 Sinh 11 – Kết nối tri thức: Tại sao trong sinh sản sinh dưỡng, cây con thường giống nhau và giống với cây mẹ?

Trả lời Câu hỏi trang 162 Bài 25. Sinh sản ở thực vật SGK Sinh 11 Kết nối tri thức. Gợi ý: Vận dụng kiến thức về cơ sở tế bào học của sinh sản sinh dưỡng.

Câu hỏi/Đề bài:

CH 1: Tại sao trong sinh sản sinh dưỡng, cây con thường giống nhau và giống với cây mẹ? Đặc điểm này có lợi thế trong điều kiện môi trường như thế nào?

Hướng dẫn:

Vận dụng kiến thức về cơ sở tế bào học của sinh sản sinh dưỡng.

Lời giải:

Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản mà cây con được tạo ra từ các bộ phận sinh dưỡng khác nhau của cây mẹ như: củ, thân, rễ, lá, … Vì vậy, cây con thường giống nhau và giống với cây mẹ.

Hình thức sinh sản sinh dưỡng tạo ra cây con có bộ gene giống cây mẹ, đảm bảo cho thực vật duy trì được kiểu gene thích nghi với môi trường sống. Vì vậy, hình thức sinh sản này có lợi thế trong điều kiện môi trường ổn định và ít biến đổi.

CH 2: So sánh ưu điểm và hạn chế của phương pháp nhân giống in vitro với các phương pháp nhân giống vô tính khác.

Hướng dẫn:

Vận dụng hiểu biết thực tiễn.

Lời giải:

CH 3: Để bảo tồn các cây trồng quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng nên sử dụng phương pháp nhân giống nào? Tại sao?

Hướng dẫn:

Giâm cành, chiết cành, ghép cành (mắt) và nhân giống in vitro là các phương pháp nhân giống được con người thực hiện dựa trên hình thức sinh sản vô tính ở thực vật.

Lời giải:

Để bảo tồn các cây trồng quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng nên sử dụng phương pháp nhân giống in vitro. Bởi vì phương pháp này được thực hiện dựa trên công nghệ nuôi cấy mô, tế bào thực vật, có hệ số nhân giống cao, có thể tiến hành quanh năm, có thể tiến hành quanh năm, cây giống tạo ra sạch bệnh và có thể bảo quản trong thời gian dài.

CH 4: Hoa được cấu tạo từ những bộ phận nào và vai trò của mỗi bộ phận đó là gì?

Hướng dẫn:

Quan sát các loài hoa trong tự nhiên.

Lời giải:

Hoa là chồi sinh sản, cấu tạo gồm bộ phận bất thụ và bộ phận hữu thụ, hoa đính vào phần thân cây qua cấu trúc đế hoa.

Bộ phận bất thụ:

– Lá đài: thường có màu lục, bao bọc và bảo vệ chồi hoa trước khi hoa nở

– Cánh hoa thường có màu sắc sặc sỡ, thu hút côn trùng tham gia vào quá trình thụ phấn

Bộ phận hữu thụ:

– Nhị hoa gồm chỉ nhị mang bao phấn ở đầu tận cùng, bao phấn chứa các túi tiểu bào tử là cấu trúc sinh ra hạt phấn.

– Nhuỵ cấu trúc gồm ba phần: núm nhuỵ, vòi nhuỵ và bầu nhuỵ. Bầu nhuỵ chứa một hay nhiều noãn thuộc vào loài, noãn qua quá trình biến đổi hình thành túi phôi chứa tế bào trứng.

CH 5: Một hoa luôn bao gồm hai thành phần là nhị và nhụy đúng hay sai? Lấy ví dụ chứng minh.

Hướng dẫn:

Vận dụng hiểu biết thực tiễn.

Lời giải:

Một hoa luôn bao gồm hai thành phần là nhị và nhuỵ là sai. Hoa có thể là hoa đơn tính (hoa đực chỉ có nhị hoa và hoa cái chỉ có nhuỵ) như hoa bí ngô, dưa chuột, mướp, …