Trang chủ Lớp 11 Sinh học lớp 11 SGK Sinh 11 - Kết nối tri thức Câu hỏi trang 138 Sinh 11 – Kết nối tri thức: Quá...

Câu hỏi trang 138 Sinh 11 – Kết nối tri thức: Quá trình phát triển của thực vật có hoa gồm những giai đoạn nào? Dấu hiệu nhận biết của mỗi giai đoạn là gì?

Hướng dẫn giải Câu hỏi trang 138 Bài 20. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật SGK Sinh 11 Kết nối tri thức. Gợi ý: Quá trình phát triển của thực vật có hoa trải qua năm giai đoạn kế tiếp nhau gồm: hạt.

Câu hỏi/Đề bài:

CH 1:

Quá trình phát triển của thực vật có hoa gồm những giai đoạn nào? Dấu hiệu nhận biết của mỗi giai đoạn là gì?

Hướng dẫn:

Quá trình phát triển của thực vật có hoa trải qua năm giai đoạn kế tiếp nhau gồm: hạt, non trẻ, trưởng thành, sinh sản và già. Quá trình này chịu sự chi phối của các nhân tố bên trong (yếu tố di truyền, hormone) và các nhân tố bên ngoài (ánh sáng, nhiệt độ, chất dinh dưỡng).

Lời giải:

– Giai đoạn hạt: Cây đang là hạt giống.

– Giai đoạn non trẻ: Cây con nhỏ, ít lá.

– Giai đoạn trưởng thành: Cây phát triển to hơn, cao hơn.

– Giai đoạn sinh sản: Cây đơm hoa, kết quả.

– Giai đoạn già: Cây già héo và chết.

CH 2:

Kể tên các nhân tố chi phối quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật có hoa. Những nhân tố đó tác động như thế nào đến sinh trưởng và phát triển của thực vật?

Hướng dẫn:

Quá trình phát triển của thực vật có hoa trải qua năm giai đoạn kế tiếp nhau gồm: hạt, non trẻ, trưởng thành, sinh sản và già. Quá trình này chịu sự chi phối của các nhân tố bên trong (yếu tố di truyền, hormone) và các nhân tố bên ngoài (ánh sáng, nhiệt độ, chất dinh dưỡng).

Lời giải:

Nhân tố bên trong:

– Yếu tố bên trong: tuỳ từng loài, thực vật ra hoa khi đến độ tuổi nhất định

– Hormone: tương quan về nồng độ giữa các hormone quyết định đến sự chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng sang giai đoạn sinh sản ở thực vật

Nhân tố bên ngoài:

– Ánh sáng: sự ra hoa của nhiều loài thực vật phụ thuộc vào tương quan độ dài ngày và đêm gọi là quang chu kì

– Nhiệt độ: một số loài cây chỉ ra hoa khi có khoảng thời gian tiếp xúc với nhiệt độ thấp, hiện tượng này gọi là sự xuân hoá

– Chất dinh dưỡng: ảnh hưởng đến thời gian và khả năng ra hoa của thực vật