Đáp án Câu hỏi trang 131 Bài 20. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật SGK Sinh 11 Kết nối tri thức. Hướng dẫn: Sinh trưởng diễn ra liên tục trong suốt đời sống của thực vật tại các mô phân sinh.
Câu hỏi/Đề bài:
CH 1:
Sinh trưởng và phát triển ở thực vật có đặc điểm gì? |
Hướng dẫn:
Sinh trưởng diễn ra liên tục trong suốt đời sống của thực vật tại các mô phân sinh. Sinh trưởng gồm hai kiểu: sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.
Quá trình phát triển của thực vật có hoa trải qua năm giai đoạn kế tiếp nhau gồm: hạt, non trẻ, trưởng thành, sinh sản và già. Quá trình này chịu sự chi phối của các nhân tố bên trong (yếu tố di truyền, hormone) và các nhân tố bên ngoài (ánh sáng, nhiệt độ, chất dinh dưỡng).
Lời giải:
– Xảy ra tại một số vị trí, cơ quan trên cơ thể thực vật như ngọn thân, đỉnh cành, chóp rễ, … nơi có các mô phân sinh.
– Diễn ra trong suốt đời sống của thực vật (từ giai đoạn hạt cho đến khi cây già và chết) do sự phân chia liên tục của các tế bào tại các mô phân sinh.
– Đây là hình thức sinh trưởng không giới hạn, biểu hiện bằng sự gia tăng kích thước, sự xuất hiện và thay mới của các cơ quan như càn, lá, rễ, hoa, quả, … Sự sinh trưởng không giới hjan này có thể quan sát thấy rõ ở các cây thân gỗ lâu năm, với sự gia tăng chiều cao cây, đường kính thân, … trong suốt chu kì sống của nó.
CH 2:
Dựa vào Hình 20.3, chỉ ra mối quan hệ giữa nhiệt độ với tỉ lệ nảy mầm và thời gian nảy mầm của hạt. |
Hướng dẫn:
Dựa vào hình 20.3 trả lời câu hỏi.
Lời giải:
Nhiệt độ tối ưu của đa số các loài cây trồng nhiệt đới dao động trong khoảng 20 – 30 độ, trong khi cây ôn đới là khoảng 15 – 20 độ. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp sẽ ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt, khả năng ra hoa, hình thái của cơ quan sinh sản, … Trong một giới hạn nhất định, tăng nhiệt độ sẽ làm tăng tỉ lệ nảy mầm và rút ngắn thời gian nảy mầm của hạt.