Trang chủ Lớp 11 Sinh học lớp 11 SGK Sinh 11 - Kết nối tri thức Câu hỏi trang 128 Sinh 11 – Kết nối tri thức: Phân...

Câu hỏi trang 128 Sinh 11 – Kết nối tri thức: Phân biệt vòng đời và tuổi thọ. Cho ví dụ về vòng đời của một số loài sinh vật

Giải Câu hỏi trang 128 Bài 19. Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật SGK Sinh 11 Kết nối tri thức. Gợi ý: Vòng đời là quá trình lặp lại theo trình tự nhất định các thay đổi mà một cá thể sinh.

Câu hỏi/Đề bài:

CH 1:

Phân biệt vòng đời và tuổi thọ. Cho ví dụ về vòng đời của một số loài sinh vật.

Hướng dẫn:

Vòng đời là quá trình lặp lại theo trình tự nhất định các thay đổi mà một cá thể sinh vật phải trải qua, bắt đầu từ khi được sinh ra, lớn lên và phát triển thành cơ thể trưởng thành, sinh sản, già đi rồi chết.

Lời giải:

Ví dụ về vòng đời của một số loài sinh vật:

– Vòng đời của ếch: ếch trưởng thành sinh sản, già và chết => Trứng đã thụ tinh => Phôi phát triển từ hợp tử => Nòng nọc => Nòng nọc mọc chân => Ếch con chưa tiêu biến đuôi => ếch trưởng thành sinh sản, già và chết

CH 2:

Hiểu biết về vòng đời của thực vật và động vật đem lại lợi ích gì?

Hướng dẫn:

Vận dụng hiểu biết thực tiễn.

Lời giải:

Hiểu biết về vòng đời của cây để đưa ra các biệp pháp chăm sóc phù hợp với từng giai đoạn như bón phân, tưới nước, phòng dịch bệnh, … nhằm thu được hiệu quả kinh tế cao nhất về lá, hoa, củ, quả, hạt. Ví dụ: tưới đủ nước, giữ đủ độ ẩm của đất để hạt cây nảy mầm, cung cấp đủ phân, nước, ánh sáng để cây non lớn nhanh, tạo nhiều cành, lá.

Hiểu biết vòng đời của động vật để đưa ra các biện pháp chăm sóc phù hợp với từng giai đoạn, nhằm thu được hiệu quả kinh tế cao nhất về thịt, trứng, sữa, các sản phẩm động vật (nhung hươu, tơ tằm, …). Ví dụ: cho ăn cùng một lượng thức ăn nhưng gà ở giai đoạn từ gà con đến trưởng thành sẽ cho khối lượng thịt nhiều hơn gà ở giai đoạn đã trưởng thành.

Hiểu biết về vòng đời của động vật gây hại cho thực vật, động vật và người để đưa ra các biện pháp phòng chống, tiêu diệt chúng một cách hiệu quả. Ví dụ: Sử dụng thuốc diệt sâu bướm phá hoại cây xanh; tiêu diệt muỗi ở giai đoạn bọ gây bằng cách cho hóa chất vào nước hoặc loại bỏ các vũng nước đọng nơi muỗi có thể đẻ trứng, …

LT 1:

Tìm thêm ví dụ về vòng đời của một số động vật gây hại cho người, cây trồng và vật nuôi, từ đó đề xuất biện pháp phòng trừ chúng.

Hướng dẫn:

Vận dụng hiểu biết thực tiễn.

Lời giải:

Một số động vật gây hại: chuột, gián, ruồi, muỗi, côn trùng, ốc bươu vàng, … Những loài động vật này thường có khả năng sinh trưởng, phảt triển và sản nhanh chóng.

Khi côn trùng vào nhà, làm ảnh hưởng đến các khu vườn hoặc gây thiệt hại về tài sản. Kiểm soát côn trùng gây hại cần:

– Xác định loại côn trùng gây hại

– Xem xét việc có bao nhiêu loài côn trùng đang hoạt động

– Tìm hiểu về các loài sâu bệnh

– Tiếp cận các phương pháp diệt côn trùng, sâu b

– Tìm phương pháp ngăn ngừa sâu bệnh, niêm phong các vết nứt và khe hở cho phép các loài sâu bọ gây hại có thể tiếp cận, hoặc bao gồm cả cây kháng sâu bệnh trong khu vườn và giữ cho cây khỏe mạnh.

LT 2:

Mỗi người cần làm gì để nâng cao tuổi thọ?

Hướng dẫn:

Tuổi thọ của sinh vật là thời gian sống (thời gian tồn tại) của một loài sinh vật hoặc con người.

Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của sinh vật và con người.

Lời giải:

– Xây dựng chế độ ăn uống lành manh: chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, đủ chất, đủ lượng, ăn nhiều trái cây, rau củ, các loại hạt, … giúp cơ thể khỏe mạnh, giảm mắc bệnh, làm tăng tuổi thọ.

– Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên làm cơ thể linh hoạt, dẻo dai, các hệ cơ quan khỏe mạnh. Ít vận động khiến cơ thể trì trệ, dễ mắc bệnh.

– Lối sống lành mạnh, thái độ sống tích cực, lạc quan, không nghiện rượu, bia, thuốc lá, ma túy, … giúp tăng cường sức khỏe và tuổi thọ.

– Môi trường sống không bị ô nhiễm bởi khói độc, bụi, nước thải công nghiệp, bụi phóng xạ, thuốc trừ sâu, … giúp cơ thể khỏe mạnh, sống lâu.