Trả lời Câu hỏi trang 110 Bài 17. Cảm ứng ở động vật SGK Sinh 11 Kết nối tri thức. Hướng dẫn: Thụ thể cảm giác gồm thụ thể cơ học, thụ thể hóa học, thụ thể điện tử.
Câu hỏi/Đề bài:
CH 1:
Thụ thể cảm giác là gì? Cho biết các loại thụ thể cảm giác và vai trò của chúng. Để có cảm giác cần những bộ phận nào? |
Hướng dẫn:
Thụ thể cảm giác gồm thụ thể cơ học, thụ thể hóa học, thụ thể điện tử, thụ thể nhiệt và thụ thể đau. Các thụ thể cảm giác có vai trò khác nhau.
Lời giải:
Thụ thể cảm giác là neuron hoặc tế bào biểu mô chuyên hóa, cũng có thể là các đầu mút của neuron đáp ứng với kích thích đặc hiệu.
Các loại thụ thể cảm giác và vai trò của chúng:
Để có cảm giác cần các bộ phận như: tai, mắt, lưỡi, da, …
CH 2:
Tại sao chúng ta nhìn thấy hình ảnh của vật và nghe được âm thanh? |
Hướng dẫn:
Vận dụng hiểu biết thực tiễn.
Lời giải:
Chúng ta nhìn thấy hình ảnh của vật và nghe được âm thanh là nhờ tai và mắt.
– Quá trình cảm nhận ánh sáng: Ánh sáng khúc xạ từ vật vào mắt, đi qua hệ thống khúc xạ ánh sáng, tế bào hạch, tế bào lưỡng cực, cuối cùng đến tế bào que và nón. Tế bào que và nón phản ứng với ánh sáng và gây khởi phát xung thần kinh ở tế bào lưỡng cực. Xung thần kinh từ tế bào lưỡng cực chuyển sang tế bào hạch và đi theo dây thần kinh thị giác về vùng thị giác (thùy chẩm) trên vỏ não cho cảm giác về hình ảnh và màu sắc của vật.
– Quá trình cảm nhận âm thanh: Sóng âm từ nguồn âm phát ra truyền theo ống tai vào màng nhĩ, rồi truyền qua chuỗi xương tai giữa làm rung màng cửa sổ bầu dục tạo ra sóng áp lực truyền trong ốc tai. Sóng áp lực làm cho các tế bào có lông bị kích thích dẫn đến xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền theo dây thần kinh thính giác về thùy thái dương của vỏ não cho cảm giác về âm thanh.
CH 3:
Tại sao chúng ta có thể cảm nhận được vị trí và chuyển động của cơ thể dù đang nhắm mắt? |
Hướng dẫn:
Mắt thụ nhận và phản ứng với ánh sáng, góp phần quan trọng trong cảm nhận hình ảnh và màu sắc của vật. Tai thu nhận và phản ứng với âm thanh, góp phần quan trọng trong cảm nhận âm thanh. Cơ quan tiền đình trong tai trong có vai trò trong duy trì thăng bằng cơ thể.
Lời giải:
Tùy theo tư thế và hoạt động của cơ thể, dịch lỏng chuyển dịch trong các bộ phận của cơ quan tiền đình theo một hướng xác định. Chuyển động của dịch lỏng làm tế bào có lông hưng phấn, xuất hiện xung thần kinh truyền về hành não và tiểu não. Từ đây, xung thần kinh sẽ được truyền đi theo hai hướng: đến các nhóm cơ của cơ thể điều chỉnh sự co, dãn của chúng, giúp cơ thể giữ được thăng bằng và đến vỏ não cho cảm nhận về vị trí, chuyển động của cơ thể. Bởi vậy, chúng ta có thể cảm nhận được vị trí và chuyển động của cơ thể dù đang nhắm mắt.