Đáp án Câu hỏi trang 7 Bài 1. Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng SGK Sinh 11 Chân trời sáng tạo. Gợi ý: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng có vai trò quan trọng đảm bảo cho sinh vật tồn tại.
Câu hỏi/Đề bài:
CH1:
Quan sát Hình 1.2, hãy mô tả các giai đoạn chuyển hóa năng lượng trong sinh giới. |
Hướng dẫn:
Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng có vai trò quan trọng đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển (cung cấp nguyên liệu để xây dựng cơ thể, cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống và bài tiết các chất thải ra môi trường).
Các dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật gồm: thu nhận các chất từ môi trường và vận chuyển các chất trong cơ thể, biến đổi các chất và chuyển hóa năng lượng, thải các chất ra môi trường, được điều hòa thông qua hormone hoặc hệ thần kinh.
Quá trình chuyển hóa năng lượng trong sinh giới gồm ba giai đoạn: tổng hợp, phân giải và huy động năng lượng.
Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cấp độ tế bào và cơ thể có mối quan hệ tác động qua lại, hỗ trợ lẫn nhau, đảm bảo cho cơ thể sinh vật tồn tại, phát triển và thống nhất với môi trường.
Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng được thực hiện theo các phương thức tự dưỡng (quang tự dưỡng và hóa tự dưỡng); dị dưỡng (quang dị dưỡng và hóa dị dưỡng).
Sinh vật tự dưỡng có vai trò cung cấp thức ăn, O2 cho các sinh vật dị dưỡng; hấp thụ CO2, giải phóng O2, góp phần điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường.
Lời giải:
Gồm 3 giai đoạn:
– Giai đoạn tổng hợp: Quang năng => Hóa năng
– Giai đoạn phân giải: Các chất hữu cơ: protein, lipid, carbohydrate,… được phân giải thành các hợp chất đơn giản, năng lượng chứa trong liên kết hóa học của các hợp chất hữu cơ được giải phóng tích lũy trong ATP và thoát ra ngoài dưới dạng nhiệt năng.
– Giai đoạn huy động năng lượng: Năng lượng tích lũy trong ATP được huy động vào các hoạt động sống của sinh vật sản xuất và sinh vật tiêu thụ.