Trang chủ Lớp 11 Sinh học lớp 11 SGK Sinh 11 - Cánh diều Câu hỏi trang 15 Sinh 11 – Cánh diều: Quá trình thoát...

Câu hỏi trang 15 Sinh 11 – Cánh diều: Quá trình thoát hơi nước ở thực vật diễn ra như thế nào?

Giải chi tiết Câu hỏi trang 15 Bài 2. Trao đổi nước và khoáng ở thực vật SGK Sinh 11 Cánh diều. Gợi ý: Thoát hơi nước ở thực vật được diễn ra chủ yếu ở lá.

Câu hỏi/Đề bài:

CH 1:

Quá trình thoát hơi nước ở thực vật diễn ra như thế nào?

Hướng dẫn:

Thoát hơi nước ở thực vật được diễn ra chủ yếu ở lá. Có hai con đường thoát hơi nước qua lá: thoát hơi nước qua lớp cutin và thoát hơi nước qua khí khổng.

Lời giải:

Quá trình thoát hơi nước ở thực vật được diễn ra theo 2 con đường: qua cutin và qua khí khổng.

Qua cutin: nước khuếch tán từ khoảng gian bào qua lớp cutin để ra ngoài. Lớp cutin càng dày thì sự khuếch tán qua cutin càng nhỏ và ngược lại.

Qua khí khổng: con đường chủ yếu. Gồm 3 giai đoạn:

1) Nước chuyển thành hơi đi vào gian bào;

2) Hơi nước khuếch tán qua lỗ khí ra bên ngoài lá;

3) Hơi nước khuếch tán ra không khí xa hơn.

CH 2:

Quan sát hình 2.6 và giải thích cơ chế đóng mở của khí khổng

Hướng dẫn:

Lời giải:

Cơ chế của sự đóng mở khí khổng là sự biến đổi sức trương nước của tế bào hạt đậu.

Khi tế bào khí khổng tích lũy các chất thẩm thấu → tế bào trương nước và căng ra, thành ngoài căng nhiều, thành trong căng ít → khí khổng mở.

Sự giải phóng các chất thẩm thấu ra khỏi tế bào kéo nước ra khỏi tế bào → tế bào xẹp lại → khí khổng đóng lại.