Trang chủ Lớp 11 Sinh học lớp 11 SBT Sinh lớp 11 - Kết nối tri thức Câu hỏi trang 113 SBT Sinh lớp 11 – Kết nối tri...

Câu hỏi trang 113 SBT Sinh lớp 11 – Kết nối tri thức: Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản A. cần cả cá thể bố và cá thể mẹ. B

Giải chi tiết Câu hỏi trang 113 Hướng dẫn phân tích và trả lời một số câu hỏi chương 4 trang 113 – 114 – 115 SBT Sinh lớp 11 Kết nối tri thức. Tham khảo: Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản tạo ra cơ thể mới với các đặc điểm giống cá.

Câu hỏi/Đề bài:

Câu 1.

Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản

A. cần cả cá thể bố và cá thể mẹ.

B. không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.

C. có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.

D. xảy ra chủ yếu ở động vật có xương sống.

Hướng dẫn:

Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản tạo ra cơ thể mới với các đặc điểm giống cá thể ban đầu mà không có sự đóng góp vật chất di truyền của cá thể khác. Điều này đồng nghĩa với trong hình thức sinh sản này không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.

Lời giải:

B. không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.

Câu 2.

Đặc trưng của sinh sản hữu tính là

A. tạo ra thế hệ sau ít thích nghi với môi trường sống thay đổi.

B. không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.

C. chỉ cần một cá thể bố hoặc mẹ.

D. có sự hình thành và kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử.

Hướng dẫn:

Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới. Trong hình thức sinh sản hữu tính, vật chất di truyền của các cơ thể con được tái tổ hợp từ hai nguồn khác nhau nên có sự sai khác, tạo ra thế hệ sau thích nghi với môi trường sống thay đổi.

Lời giải:

D. có sự hình thành và kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử.

Câu 3.

Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về đặc điểm của sinh sản vô tính ở thực vật?

A. Tạo ra các cây con thích nghi tốt hơn với môi trường sống thường xuyên thay đổi.

B. Cây con là sản phẩm của quá trình thụ phấn và thụ tinh.

C. Tạo ra các cây con có kiểu gene giống nhau và giống với cây mẹ.

D. Tốc độ sinh sản chậm, số lượng cây con tạo ra ít.

Hướng dẫn:

Trong sinh sản vô tính ở thực vật, vật chất di truyền của cơ thể mẹ được truyền đạt nguyên vẹn cho cơ thể con qua cơ chế nguyên phân, tạo ra các cây con có kiểu gene giống nhau và giống với cây mẹ.

Lời giải:

A. Sai. Sinh sản vô tính ở thực vật tạo ra các cây con có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng cho loài, thích nghi tốt với điều kiện môi trường sống ổn định, thuận lợi.

B. Sai. Cây con là sản phẩm của quá trình thụ phấn và thụ tinh là đặc điểm của sinh sản hữu tính ở thực vật.

C. Đúng. Trong sinh sản vô tính ở thực vật, vật chất di truyền của cơ thể mẹ được truyền đạt nguyên vẹn cho cơ thể con qua cơ chế nguyên phân, tạo ra các cây con có kiểu gene giống nhau và giống với cây mẹ.

D. Sai. Sinh sản vô tính tạo ra thế hệ con với tốc độ sinh sản nhanh.

Câu 4.

Những phương thức sinh sản nào dưới đây không phải là hình thức sinhsản vô tính trong tự nhiên?

A. Sinh sản bằng bào tử ở rêu và dương xỉ.

B. Sinh sản bằng củ ở khoai lang.

C. Sinh sản bằng phương pháp giâm cành ở hoa hồng.

D. Sinh sản bằng thân bò ở cây dâu tây.

Hướng dẫn:

C. Sinh sản bằng phương pháp giâm cành ở hoa hồng.

Lời giải:

Sinh sản bằng phương pháp giâm cành ở hoa hồng là ứng dụng của sinh sản vô tính trong thực tiễn dưới tác động của con người.

Câu 5.

Khi nói về quá trình thụ phấn chéo, phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Là quá trình hạt phấn của hoa rơi trên núm nhuỵ của chính hoa đó.

B. Là quá trình các tế bào mẹ tiểu bào tử giảm phân hình thành nên hạt phấn.

C. Là quá trình hạt phấn phát tán và rơi trên núm nhuỵ của một hoa khác trong cùng một cây.

D. Là quá trình hạt phấn của hoa ở cây này phát tán và rơi trên núm nhuỵ của hoa ở cây khác.

Hướng dẫn:

Thụ phấn chéo là hình thức thụ phấn xảy ra giữa các hoa của hai cây khác nhau (hạt phấn của hoa ở cây này phát tán và rơi trên núm nhuỵ của hoa ở cây khác).

Lời giải:

D. Là quá trình hạt phấn của hoa ở cây này phát tán và rơi trên núm nhuỵ của hoa ở cây khác.