Trang chủ Lớp 11 Sinh học lớp 11 Đề thi đề kiểm tra Sinh lớp 11 - Chân trời sáng tạo Đề thi giữa kì 1 Sinh 11 Chân trời sáng tạo –...

Đề thi giữa kì 1 Sinh 11 Chân trời sáng tạo – Đề số 4: Phần trắc nghiệm (7 điểm): Cây khoai môn năng suất kinh tế là bộ phận nào? A. Lá B. Rễ C. Hạt D

Gợi ý giải Đề thi giữa kì 1 Sinh 11 Chân trời sáng tạo – Đề số 4 – Đề thi giữa kì 1 – Đề số 4 – Đề thi đề kiểm tra Sinh lớp 11 Chân trời sáng tạo. Cây khoai môn năng suất kinh tế là bộ phận nào?…

Đề thi:

Phần trắc nghiệm (7 điểm):

Câu 1: Cây khoai môn năng suất kinh tế là bộ phận nào?

A. Lá

B. Rễ

C. Hạt

D. Củ

Câu 2: Chức năng nào sau đây không đúng với răng của thú ăn thịt?

A. Răng nanh cắm và giữ mồi.

B. Răng trước hàm và răng ăn thịt lớn cắt thịt thành những mảnh nhỏ.

C. Răng cửa giữ thức ăn.

D. Răng cửa gặm và lấy thức ăn ra khỏi xương

Câu 3: Nhóm thực vật C3 được phân bố như thế nào?

A. Sống ở vùng nhiệt đới

B. Sống ở vùng sa mạc.

C. Chỉ sống ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.

D. Phân bố rộng rãi trên thế giới, chủ yếu ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.

Câu 4: Đặc điểm hình thái của lá giúp hấp thụ nhiều tia sáng là:

A. diện tích bề mặt lớn

B. có lục lạp

C. có hệ gân lá

D. có khí khổng

Câu 5: Khi lá cây bị vàng, đưa vào gốc hoặc phun lên lá ion nào sau đây thì lá cây sẽ xanh lại?

A. Fe3 +

B. Mg2+

C. Ca2 +

D. Na+

Câu 6: Cây hấp thụ nitơ ở dạng nào dưới đây?

A. NH4+ và NO3-

B. NH4+ và NO2-

C. N2 và NH3

D. N2 và NO3-

Câu 7: Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ là:

A. các chất hữu cơ

B. nước và các ion khoáng.

C. glucozơ và tinh bột.

D. các chất dự trữ.

Câu 8: Ở thủy tức, thức ăn được tiêu hóa bằng hình thức nào dưới đây?

A. Tiêu hóa nội bào.

B. Một số tiêu hóa nội bào, còn lại tiêu hóa ngoại bào.

C. Vừa tiêu hóa nội bào và vừa tiêu hóa ngoại bào.

D. Tiêu hóa ngoại bào.

Câu 9: Ở thực vật, bào quan nào sau đây thực hiện chức năng hô hấp chính?

A. Không bào

B. Ty thể

C. Peroxisome

D. Lục lạp

Câu 10: Nguyên tố nào sau đây là nguyên tố vi lượng?

A. Sắt

B. Nito

C. Canxi

D. Lưu huỳnh

Câu 11: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về hô hấp sáng?

A. Quá trình hô hấp sáng xảy ra lần lượt ở các bào quan: lục lạp, peroxixom, ti thể.

B. Hô hấp sáng gây tiêu hao sản phẩm quang hợp.

C. Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ oxy và thải cacbonic ở ngoài sáng

D. Hô hấp sáng thường xảy ra ở thực vật C4 và CAM trong điều kiện cường độ ánh sáng cao.

Câu 12: Nhóm thực vật chỉ có một loại tế bào làm nhiệm vụ quang hợp là:

A. TV C3 và TV CAM.

B. TV C3 và TV C4

C. TV C4 và TV CAM

D. Chỉ có TV CAM.

Câu 13: Thoát hơi nước ở lá cây chủ yếu bằng con đường:

A. Qua mô giậu

B. Qua khí khổng

C. Qua lớp cutin

D. Qua lông hút

Câu 14: Khi nói về hô hấp ở thực vật, nhân tố môi trường nào sau đây không ảnh hưởng đến hô hấp?

A. Nhiệt độ

B. Nồng độ CO2

C. Nồng độ khí N2

D. Hàm lượng nước

Phần tự luận (3 điểm):

Câu 1 (1,0 điểm): Vì sao các động vật sống trên cạn như chim, gà, chó không thể hô hấp được trong môi trường nước?

Câu 2 (2,0 điểm): Trình bày đặc điểm của bề mặt trao đổi khí ở động vật.

——– Hết ——–

Đáp án

Phần trắc nghiệm (7 điểm):

1. D

2. C

3. D

4. A

5. B

6. A

7. B

8. C

9. B

10. A

11. D

12. A

13. B

14. C

Câu 1:

Cây khoai môn năng suất kinh tế là bộ phận nào?

A. Lá

B. Rễ

C. Hạt

D. Củ

Hướng dẫn:

Năng suất kinh tế: là 1 phần của năng suất sinh học được tích luỹ trong cơ quan chứa sản phẩm (hạt, quả, củ… ) có giá trị kinh tế đối với con người

Lời giải:

Đáp án D.

Câu 2:

Chức năng nào sau đây không đúng với răng của thú ăn thịt?

A. Răng nanh cắm và giữ mồi.

B. Răng trước hàm và răng ăn thịt lớn cắt thịt thành những mảnh nhỏ.

C. Răng cửa giữ thức ăn.

D. Răng cửa gặm và lấy thức ăn ra khỏi xương

Hướng dẫn:

Răng của thú ăn thịt:

– Răng cửa: nhọn, hình nêm có chức năng gặm và lấy thịt ra khỏi xương.

– Răng nanh: nhọn, dài có chức năng cắm chặt vào con mồi và giữ con mồi.

– Răng trước hàm và răng ăn thịt: lớn, sắc và có nhiều mấu có chức năng cắt nhỏ thịt để dễ nuốt.

– Răng hàm: nhỏ, ít sử dụng.

Lời giải:

Đáp án C.

Câu 3:

Nhóm thực vật C3 được phân bố như thế nào?

A. Sống ở vùng nhiệt đới

B. Sống ở vùng sa mạc.

C. Chỉ sống ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.

D. Phân bố rộng rãi trên thế giới, chủ yếu ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.

Hướng dẫn:

Thực vật C3 gồm các loài rêu đến các cây gỗ lớn phân bố rộng khắp mọi nơi trên Trái Đất, chủ yếu ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.

Lời giải:

Đáp án D.

Câu 4:

Đặc điểm hình thái của lá giúp hấp thụ nhiều tia sáng là:

A. diện tích bề mặt lớn

B. có lục lạp

C. có hệ gân lá

D. có khí khổng

Hướng dẫn:

Đặc điểm hình thái bên ngoài của lá:

– Diện tích bề mặt lớn → hấp thụ được nhiều tia sáng.

– Phiến lá mỏng → thuận lợi cho khí khuếch tán vào và ra được dễ dàng

– Lớp biểu bì của mặt lá có chứa tế bào khí khổng → khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá đến lục lạp.

Lời giải:

Đáp án A.

Câu 5:

Khi lá cây bị vàng, đưa vào gốc hoặc phun lên lá ion nào sau đây thì lá cây sẽ xanh lại?

A. Fe3 +

B. Mg2+

C. Ca2 +

D. Na+

Hướng dẫn:

Lá cây bị vàng do sự tổng hợp diệp lục không bình thường

Lời giải:

Đáp án B.

Câu 6:

Cây hấp thụ nitơ ở dạng nào dưới đây?

A. NH4+ và NO3-

B. NH4+ và NO2-

C. N2 và NH3

D. N2 và NO3-

Hướng dẫn:

Nitơ là một nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu của thực vật. Nitơ được rễ cây hấp thụ từ môi trường ở dạng NH4+ và NO3-

Lời giải:

Đáp án A.

Câu 7:

Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ là:

A. các chất hữu cơ

B. nước và các ion khoáng.

C. glucozơ và tinh bột.

D. các chất dự trữ.

Hướng dẫn:

Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ gồm chủ yếu là nước và ion khoáng. Ngoài ra còn có các chất hữu cơ được tổng hợp từ rễ (acid amin, amit, vitamin …)

Lời giải:

Đáp án B.

Câu 8:

Ở thủy tức, thức ăn được tiêu hóa bằng hình thức nào dưới đây?

A. Tiêu hóa nội bào.

B. Một số tiêu hóa nội bào, còn lại tiêu hóa ngoại bào.

C. Vừa tiêu hóa nội bào và vừa tiêu hóa ngoại bào.

D. Tiêu hóa ngoại bào.

Hướng dẫn:

Thuỷ tức có cơ quan tiêu hoá dạng túi

Lời giải:

Đáp án C.

Câu 9:

Ở thực vật, bào quan nào sau đây thực hiện chức năng hô hấp chính?

A. Không bào

B. Ty thể

C. Peroxisome

D. Lục lạp

Hướng dẫn:

Ty thể thực hiện chức năng hô hấp chính

Lời giải:

Đáp án B.

Câu 10:

Nguyên tố nào sau đây là nguyên tố vi lượng?

A. Sắt

B. Nito

C. Canxi

D. Lưu huỳnh

Hướng dẫn:

Nguyên tố vi lượng là những nguyên tố chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,01% khối lượng cơ thể sống. Một số nguyên tố vi lượng có thể kể đến như: F, Cu, Fe, Mn, Mo, Se, Zn, Co, B, Cr, I,…

Lời giải:

Đáp án A.

Câu 11:

Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về hô hấp sáng?

A. Quá trình hô hấp sáng xảy ra lần lượt ở các bào quan: lục lạp, peroxixom, ti thể.

B. Hô hấp sáng gây tiêu hao sản phẩm quang hợp.

C. Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ oxy và thải cacbonic ở ngoài sáng

D. Hô hấp sáng thường xảy ra ở thực vật C4 và CAM trong điều kiện cường độ ánh sáng cao.

Hướng dẫn:

Hô hấp sáng chỉ xảy ra ở thực vật C3

Lời giải:

Đáp án D.

Câu 12:

Nhóm thực vật chỉ có một loại tế bào làm nhiệm vụ quang hợp là:

A. TV C3 và TV CAM.

B. TV C3 và TV C4

C. TV C4 và TV CAM

D. Chỉ có TV CAM.

Hướng dẫn:

Nhóm thực vật chỉ có một loại tế bào làm nhiệm vụ quang hợp là: TV C3 và TV CAM.

Lời giải:

Đáp án A.

Câu 13:

Thoát hơi nước ở lá cây chủ yếu bằng con đường:

A. Qua mô giậu

B. Qua khí khổng

C. Qua lớp cutin

D. Qua lông hút

Hướng dẫn:

Hai con đường thoát hơi nước: qua khí khổng và qua lớp cutin

Lời giải:

Đáp án B.

Câu 14:

Khi nói về hô hấp ở thực vật, nhân tố môi trường nào sau đây không ảnh hưởng đến hô hấp?

A. Nhiệt độ

B. Nồng độ CO2

C. Nồng độ khí N2

D. Hàm lượng nước

Hướng dẫn:

Các điều kiện môi trường cần cho hô hấp tế bào thì đều ảnh hưởng đến hô hấp ở thực vật.

Lời giải:

Đáp án C.

Phần tự luận (3 điểm):

Câu 1 (1,0 điểm):

Vì sao các động vật sống trên cạn như chim, gà, chó không thể hô hấp được trong môi trường nước?

Hướng dẫn:

Động vật chỉ hô hấp bằng phổi không thở được dưới nước, kể cả các loài thú sống ở nước (cá voi,…) cũng phải ngoi lên mặt nước để thở.

Lời giải:

Động vật có phổi không hô hấp dưới nước được vì khi ngập trong nước, nước tràn vào đường dẫn khí cản trở lưu thông khí nên không hô hấp được. Các loài hô hấp bằng phổi khi lặn xuống nước phải ngăn cản nước tràn vào lỗ mũi (đường dẫn khí) bằng cơ khép lỗ mũi.

Câu 2 (2,0 điểm):

Trình bày đặc điểm của bề mặt trao đổi khí ở động vật.

Hướng dẫn:

Lí thuyết hô hấp ở động vật

Lời giải:

Các đặc điểm của bề mặt trao đổi khí :

Hiệu quả trao đổi khí của động vật liên quan chủ yếu đến các đặc điểm sau của bề mặt trao đổi khí :

+ Bề mặt trao đổi khí rộng.

+ Bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt giúp O2 và CO2 dễ dàng khuếch tán qua.

+ Bề mặt trao đổi khí có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp.

+ Có sự lưu thông khí tạo ra sự chênh lệch về nồng độ khí O2 và CO2 để các khí đó dễ dàng khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.