Trả lời Câu hỏi trang 9 Bài 2. Biện pháp kĩ thuật sử dụng dinh dưỡng khoáng để tăng năng suất cây trồng trong nền nông nghiệp sạch – Chuyên đề học tập Sinh 11 Chân trời sáng tạo. Hướng dẫn: Bón lót được thực hiện theo những thời điểm và tần suất khác nhau.
Câu hỏi/Đề bài:
CH1.
Khi bón lót cần thực hiện như thế nào để đạt hiệu quả cao? |
Hướng dẫn:
Bón lót được thực hiện theo những thời điểm và tần suất khác nhau
Lời giải:
– Đối với các loại phân khó tiêu nên tập trung cho bón lót
– Đối với phân lân và vôi thường bón lót lượng lớn, có thể bón lót toàn bộ
– Đối với phân đạm và potassium, bón lót một lượng vừa đủ.
Với từng loại cây trồng khác nhau, bón lót cũng được thực hiện theo những thời điểm và tần suất khác nhau:
– Đối với cây lúa: nên tiến hành bón lót trước khi cày bừa, làm đất hoặc trước khi bừa lần cuối khi gieo cấy.
– Đối với cây trồng hàng năm, cây theo mùa vụ: thực hiện bón lót một lần trước khi gieo trồng.
– Đối với cây trồng lâu năm: thực hiện bón lót trong nhiều giai đoạn của cây. Đầu tiên là vào thời điểm trước khi gieo trồng, tiếp theo là trong thời điểm cây ngừng sinh trưởng và cuối cùng là sau khi thu hoạch.
CH2.
Khi bón thúc cần thực hiện như thế nào để đạt hiệu quả cao? |
Hướng dẫn:
Nguyên tắc bón thúc cho cây trồng
Lời giải:
– Nguyên tắc bón thúc cho cây trồng
+ Đúng loại phân
+ Đúng thời điểm
+ Đúng liều lượng
+ Đúng phương pháp
+ Đúng thời tiết
Như đã nói thì việc bón thúc cho cây trồng sẽ khác nhau dựa vào cả loại cây lẫn kỹ thuật từng đơn vị.
– Bón thúc theo kỹ thuật
+ Bón thúc đào rãnh
+ Bón thúc theo hốc
+ Bón thúc tưới phân
– Bón thúc theo loại cây
+ Bón cho cây ăn quả: Đối với cây ăn quả hàng năm thì việc bón thúc sẽ diễn ra khoảng 2 hoặc 3 lần vào giai đoạn sau khi đã thu hoạch quả – trước khi ra hoa và sau khi có quả mới. Lúc này thì việc bón thúc sẽ rất khắt khe, cần sử dụng loại phân bón cụ thể cho phù hợp:
Sau khi thu hoạch: dùng chủ yếu là các loại phân đạm.
Trước khi ra hoa: dùng chủ yếu là các loại phân lân và phân đạm.
Sau khi có quả: dùng chủ yếu là phân kali và phân đạm.
+ Bón cho cây rau: Như đã đề cập thì bón thúc cho cây trồng ăn quả không giống như cây rau, bởi vì cây rau sẽ cần bón phân dựa theo 2 giai đoạn là khi cây nhỏ và cây đang lớn.
Khi đang còn nhỏ: bón phân để giúp tăng tốc độ phát triển phần lá hoặc thân cây rau.
Khi đang lớn dần: dùng để tăng cường sản lượng đối với cây rau ăn quả như là su hào, dưa leo, mướp đắng…
– Thông thường thì lần đầu tiên bón thúc sẽ là sau 1 tuần khi đã gieo trồng. Lần bón thứ 2 là khi cây trồng đã ra hoa, thường là 3 tuần sau khi đã trồng. Lần bón cuối cùng thì rơi vào khoảng 1,5 tháng và được áp dụng đối với các loại cây ăn quả hoặc rau ăn quả như là bí đỏ, mướp, dưa leo….
CH3.
Trong trường hợp nào thì người ta nên sử dụng biện pháp bón phân lên thân, lá và cần thực hiện như thế nào để đạt hiệu quả cao? |
Hướng dẫn:
Bón phân lên thân, lá trong trường hợp đất khô, đất chua mặn
Lời giải:
– Bón phân lên thân, lá trong trường hợp đất khô, đất chua mặn vì trong điều kiện này rễ cây khó hút chất dinh dưỡng trong đất.
– Cách thực hiện:
+ Chất dinh dưỡng được pha thành dung dịch với nồng độ thích hợp
+ Không phun lúc nắng gắt và lúc trời mưa
CH4.
Hãy giải thích vì sao không nên phun các chế phẩm, phân bón lá lúc nắng gắt hoặc lúc trời mưa? |
Hướng dẫn:
Tỷ lệ lỗ khí khổng đóng cao
Lời giải:
Không phun khi trời nắng to hoặc lúc trời mưa vì
– Có thể gây ra cháy lá, giảm hiệu lực của phân.
– Tỷ lệ lỗ khí khổng đóng cao. Không phun sau mưa do cây đã no nước.