Giải chi tiết Câu hỏi vận dụng 2 trang 42 SGK Lịch sử 11 – Bài 6. Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á.
Câu hỏi/Đề bài:
Tìm hiểu và nêu ví dụ về những ảnh hưởng tiêu cực của chế độ thực dân Pháp đối với Việt Nam.
Lời giải:
Chế độ thực dân Pháp đối với Việt Nam.
– Chính sách chia để trị là chính sách thâm độc của chủ nghĩa thực dân, dùng nhiều biện pháp chia rẽ đa dạng để cắt đứt mối liên hệ cơ bản, cần thiết của nước thuộc địa trên nhiều phương diện, giảm dần và đi đến xóa bỏ tối đa khả năng độc lập, thống nhất của thuộc địa, nhằm hướng tới phục vụ cho sự nghiệp cai trị lâu dài của chủ nghĩa thực dân.
– Chính sách đã để tại nhiều hệ quả nghiêm trọng.
+ Về mặt lãnh thổ, Pháp chia nước ta làm 3 kì để dễ bề cai trị, làm suy giảm đi đến triệt tiêu sự thống nhất, đoàn kết tiềm tàng sức mạnh to lớn của Việt Nam thông qua việc phân chia lãnh thổ.
+ Về mặt dân tộc, Việt Nam có 54 dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ, Pháp đã lợi dụng tìm cách gây ra những mâu thuẫn thù hằn xung đột thường xuyên giữa các dân tộc để thực hiện mưu đồ chia rẽ dân tộc, khối đại đoàn kết toàn dân.
+ Về vấn đề tôn giáo, Pháp du nhập tôn giáo mới lạ vào thuộc địa là đạo Cơ đốc, làm thay đổi cơ cấu tôn giáo ở thuộc địa, chi phối đời sống tôn giáo nói riêng và đời sống tư tưởng tinh thần nói chung ở thuộc địa. Từ đó chia rẽ, phá hoại tình đoàn kết dân tộc, cụ thể là người bên lương với giáo dân và những người theo các tôn giáo khác nhau
+ Về phân hóa xã hội, chính sách tác động sâu sắc đến tình hình xã hội. Sự phân hóa xã hội không chỉ tạo ra những giai cấp, tầng lớp mới mà còn thúc đẩy quá trình tự phân hóa trong nội bộ giai cấp.