Đáp án Câu hỏi Vận dụng trang 34 SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo – Bài 5. Quá trình giành độc lập của các quốc gia ở Đông Nam Á. Hướng dẫn: Sưu tầm tài liệu qua internet, sách báo.
Câu hỏi/Đề bài:
Hãy lí giải vì sao trong cùng bối cảnh, Vương quốc Xiêm đã thực hiện thành công cải cách, trong khi cải cách ở Việt Nam lại không thành công.
Hướng dẫn:
Sưu tầm tài liệu qua internet, sách báo.
Lời giải:
Vua Tự Đức đã nhiều lần tiếp nhận các điều trần của Nguyễn Trường Tộ và chấp nhận thực hiện một số việc như chuẩn bị mở trường kĩ thuật ở Huế, việc hòa đàm với Pháp… Nhưng tiếc là rất ít và không có mấy kết quả. Nhưng dẫu sao cũng chứng tỏ rằng Tự Đức đã nhận biết được tình thế khó khăn và nhu cầu cần phải canh tân đất nước để bảo vệ độc lập.
Tự Đức đủ thông minh để nhận ra điều đó nhưng không đủ bản lĩnh để chấp nhận tư tưởng của Nguyễn Trường Tộ. Trở lực lớn nhất là đội ngũ quan lại. Họ không muốn và không dám thay đổi vì bị tư duy Nho học níu kéo. Họ sợ nếu thay đổi theo kiểu Nguyễn Trường Tộ thì vị trí, quyền lợi của họ sẽ bị lung lay. Họ vẫn muốn duy trì xã hội cũ, quyền lợi cũ.
Thêm nữa, trong sâu xa, có lý do từ yếu tố địa – chính trị. Nước ta ở quá gần Trung Quốc, bị chi phối bởi Trung Quốc quá nhiều, quá lâu. Khi mà Trung Quốc chưa cải cách thì Việt Nam khó lòng cải cách. Các nhà cải cách và duy tân Trung Quốc như Củng Tự Trân (1792 – 1841), Ngụy Nguyên (1794 – 1856), Phùng Quế Phân (1809 – 1874), Vương Thao (1827 – 1879) ở Trung Quốc còn chưa được chấp nhận thì Nguyễn Trường Tộ không được chấp nhận là điều dễ hiểu.
Mặt khác, hệ thống quan lại, và cả Tự Đức, đã không tin Nguyễn Trường Tộ vì ông là người theo đạo Thiên chúa. Lúc này, trong nhận thức của quan lại, của Tự Đức, và phần đông xã hội, gần như đồng nhất Đạo Thiên chúa là Pháp, mà Pháp là kẻ thù xâm lược.
Họ không chấp nhận kiểu tư duy người Tây, không chấp nhận Thiên chúa giáo nên không chấp nhận Nguyễn Trường Tộ.