Trả lời Câu hỏi mục 3d trang 52 SGK Lịch sử 11 Cánh diều – Bài 7. Khái quát về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam. Gợi ý: Đọc nội dung phần d, mục 3 trang 52 SGK.
Câu hỏi/Đề bài:
Giải thích nguyên nhân không thành công của một số cuộc kháng chiến trong lịch sử Việt Nam.
Hướng dẫn:
Đọc nội dung phần d, mục 3 trang 52 SGK.
Lời giải:
– Cuộc kháng chiến chống quân Triệu (thế kỉ II TCN): Triều đình Âu Lạc đã mất cảnh giác, không có sự phòng bị, dẫn đến thất bại nhanh chóng.
– Cuộc kháng chiến chống quân Minh (đầu thế kỉ XV):
+ Nhà Hồ không có đường lối kháng chiến đúng đắn, chủ yếu dựa vào thành luỹ, nặng về phòng ngự bị động và rút lui cố thủ.
+ Một số chính sách cải cách của Hồ Quý Ly và việc ông phế truất vua Trần để lên ngôi trước đó đã khiến cho quân dân nhà Hồ mất đoàn kết, suy giảm ý chí chiến đấu.
– Cuộc kháng chiến thực dân Pháp (nửa sau thế kỉ XIX):
+ Nhà Nguyễn không có đường lối kháng chiến đúng đắn, thiếu quyết đoán, thiên về chủ hoà, lại không đoàn kết, hợp lực với nhân dân.
+ Trang bị vũ khí và kĩ thuật tác chiến của quân đội nhà Nguyễn yếu kém và lạc hậu hơn so với quân đội Pháp.