Hướng dẫn giải (?) Câu hỏi mục 2 b Bài 12. Vị trí và tầm quan trọng của biển đông – SGK Lịch sử 11 Cánh diều. Tham khảo: Đọc nội dung phần b, mục 2 trang 79, 80 SGK.
Câu hỏi/Đề bài:
Giải thích tầm quan trọng chiến lược về kinh tế và chính trị – an ninh của Biển Đông ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Hướng dẫn:
Đọc nội dung phần b, mục 2 trang 79, 80 SGK.
Lời giải:
Tầm quan trọng chiến lược về kinh tế và chính trị – an ninh của Biển Đông ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương:
– Về kinh tế:
+ Biển Đông là cửa ngõ giao thương quốc tế của nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp giáp, do đó giữ vai trò là địa bàn chiến lược quan trọng về kinh tế ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
+ Nhiều nước ở Đông Bắc Á, Đông Nam Á có nền kinh tế gắn liền với các con đường thương mại, hệ thống cảng biển và nguồn tài nguyên trên Biển Đông như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Việt Nam,…
+ Biển Đông được coi là điểm điều tiết giao thông đường biển quan trọng bậc nhất châu Á với một khối lượng lớn hàng hoá vận chuyển quốc tế qua đây. Khoảng hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển và 45% trong số đó phải đi qua vùng Biển Đông.
– Về chính trị – an ninh:
+ Trong lịch sử, Biển Đông là địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng truyền thống của nhiều nước lớn, đồng thời là nơi diễn ra quá trình giao thoa của các nền văn hoá như Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á hải đảo và Đông Nam Á lục địa. Vì vậy, các quốc gia, vùng lãnh thổ ven vùng biển này là nơi tập trung đa dạng các mô hình chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá của thế giới. Tình trạng tranh chấp chủ quyền biển, đảo trên Biển Đông cũng xuất hiện từ sớm và khá phức tạp.
+ Hiện nay, Biển Đông có vị trí địa – chính trị quan trọng đối với các quốc gia khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Khi giao thương trên biển phát triển, sự phụ thuộc của các quốc gia vào các tuyến đường biển đi qua Biển Đông ngày càng lớn hơn. Vì thế, an ninh trên Biển Đông sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích an ninh, chính trị và sự thịnh vượng về mặt kinh tế của khu vực, trong đó có Việt Nam.