Trang chủ Lớp 11 Hóa học lớp 11 SGK Hóa học 11 - Kết nối tri thức Câu hỏi trang 47 Hóa học 11 – Kết nối tri thức:...

Câu hỏi trang 47 Hóa học 11 – Kết nối tri thức: Trình bày ứng dụng của sulfur dioxide. Giải thích. b) Kể tên một số nguồn phát thải sulfur dioxide vào khí quyển

Giải Câu hỏi trang 47 Bài 7. Sulfur và sulfur dioxide SGK Hóa học 11 Kết nối tri thức. Tham khảo: Ứng dụng của sulfur dioxide: nguyên liệu sản xuất sulfuric acid, tẩy trắng bột giấy.

Câu hỏi/Đề bài:

a) Trình bày ứng dụng của sulfur dioxide. Giải thích.

b) Kể tên một số nguồn phát thải sulfur dioxide vào khí quyển. Em hãy đề xuất một số biện pháp nhằm cắt giảm sự phát thải đó.

Hướng dẫn:

a) Ứng dụng của sulfur dioxide: nguyên liệu sản xuất sulfuric acid, tẩy trắng bột giấy, khử màu trong sản xuất đường, chống thấm mốc cho sản phẩm mây tre đan, là dung môi,…

b) Nguồn phát thải khí sulfur dioxide: từ tự nhiên, từ nhân tạo.

Biện pháp: tăng cường sử dụng năng lượng sạch, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, tái chế sản phẩm phụ chứa sulfur.

Lời giải:

a) Sulfur dioxide là chất trung gian trong quá trình sản xuất sulfuric acid.

Do có khả năng tẩy trắng và diệt khuẩn, sulfur dioxide được sử dụng để tẩy trắng bột giấy, khử màu trong sản xuất đường, chống nấm mốc cho sản phẩm mây, tre đan,…

Trong nghiên cứu, sulfur dioxide lỏng là một dung môi phân cực, được sử dụng để thực hiện nhiều phản ứng.

b) Một số nguồn phát thải khí sulfur dioxide vào khí quyển:

– Nguồn tự nhiên: Khí thải núi lửa, trên toàn thế giới, nguồn sulfur dioxide tự nhiên chiếm ưu thế, nhưng ở các khu vực đô thị và công nghiệp, nguồn nhân tạo chiếm ưu thế.

– Nguồn nhân tạo: Chủ yếu sinh ra từ quá trình đốt cháy nhiên liệu có chứa tạp chất sulfur (than đá, dầu mỏ), đốt quặng sulfide (galen, blend) trong luyện kim, đốt sulfur và quặng pyrite trong sản xuất sulfuric acid, …

Dựa trên các nguồn phát sinh sulfur dioxide do hoạt động của con người, các biện pháp để cắt giảm sự phát thải khí này được đề xuất như sau:

– Tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng mới, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo;

– Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên;

– Cải tiến công nghệ sản xuất, có biện pháp xử lí khí thải và tái chế các sản phẩm phụ có chứa sulfur.