Trang chủ Lớp 11 Hóa học lớp 11 SGK Hóa học 11 - Kết nối tri thức Câu hỏi trang 140 TN Hóa học 11 – Kết nối tri...

Câu hỏi trang 140 TN Hóa học 11 – Kết nối tri thức: Thí nghiệm phản ứng của aldehyde với thuốc thử Tollens Chuẩn bị: dung dịch CH3CHO 5%, dung dịch AgNO3 1%, dung dịch NH3 5%, cốc nước nóng, ống nghiệm

Lời giải Câu hỏi trang 140 TN Bài 23. Hợp chất carbonyl SGK Hóa học 11 Kết nối tri thức. Tham khảo: Aldehyde dễ bị oxi hóa bởi tác nhân oxi hóa như [Ag(NH3)2]OH.

Câu hỏi/Đề bài:

Thí nghiệm phản ứng của aldehyde với thuốc thử Tollens

Chuẩn bị: dung dịch CH3CHO 5%, dung dịch AgNO3 1%, dung dịch NH3 5%, cốc nước nóng, ống nghiệm.

Tiến hành:

– Cho khoảng 1 mL dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm.

– Thêm từ từ dung dịch NH3 5% vào ống nghiệm và lắc đều đến khi kết tủa tan hoàn toàn.

– Nhỏ vài giọt dung dịch CH3CHO 5% vào ống nghiệm, lắc đều.

– Đặt ống nghiệm vào cốc chứa nước nóng (khoảng 70 – 80 °C), để yên khoảng 5 phút.

Giải thích hiện tượng quan sát được và viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.

Hướng dẫn:

Aldehyde dễ bị oxi hóa bởi tác nhân oxi hóa như [Ag(NH3)2]OH.

AgNO3 + NH3 + H2O → AgOH + NH4NO3

AgOH + 2NH3 → [Ag(NH3)2]OH

CH3CHO + 2[Ag(NH3)2]OH → CH3COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O

Lời giải:

Thêm từ từ dung dịch NH3 5% vào ống nghiệm chứa 1 mL dung dịch AgNO3 1%.

Có kết tủa xám xuất hiện.

PTHH: AgNO3 + NH3 + H2O → AgOH + NH4NO3

Sau đó kết tủa tan dần, tạo dung dịch trong suốt

PTHH: AgOH + 2NH3 → [Ag(NH3)2]OH

Nhỏ vài giọt dung dịch CH3CHO 5% vào ống nghiệm, lắc đều. Đặt ống nghiệm vào cốc chứa nước nóng (khoảng 70 – 80 °C), để yên khoảng 5 phút.

Hiện tượng là tạo kết tủa màu trắng xám của kim loại bạc, bám vào thành ống nghiệm, có thể soi gương được.

CH3CHO + 2[Ag(NH3)2]OH → CH3COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O