Trang chủ Lớp 11 Hóa học lớp 11 SGK Hóa học 11 - Kết nối tri thức Câu 2 trang 149 Hóa 11 – Kết nối tri thức: Khi...

Câu 2 trang 149 Hóa 11 – Kết nối tri thức: Khi có cặn màu trắng (thành phần chính là CaCO3) bám ở đáy ấm đun nước, vòi nước, thiết bị vệ sinh

Đáp án Câu 2 trang 149 Bài 24. Carboxylic acid SGK Hóa học 11 Kết nối tri thức. Gợi ý: Trong giấm ăn có acetic acid CH3COOH là acid yếu có khả năng tác dụng với lớp cặn màu.

Câu hỏi/Đề bài:

a) Khi có cặn màu trắng (thành phần chính là CaCO3) bám ở đáy ấm đun nước, vòi nước, thiết bị vệ sinh,… có thể dùng giấm để loại bỏ các vết cặn này. Hãy giải thích.

b) Các đồ vật bằng đồng sau một thời gian để trong không khí thường bị xỉn màu, dùng khăn tầm một ít giấm rồi lau các đồ vật này, chúng sáng bóng trở lại. Hãy giải thích.

Hướng dẫn:

a) Trong giấm ăn có acetic acid CH3COOH là acid yếu có khả năng tác dụng với lớp cặn màu trắng CaCO3

b) Các đồ vật bằng đồng sau một thời gian để trong không khí thường bị xỉn màu do bị oxi hóa tạo thành các oxide, sau đó màu đồng xỉn sẽ chuyển sang màu xanh dương dưới sự tác động của CO2 và hơi ẩm.

Khi dùng khăn tẩm một ít giấm (CH3COOH) rồi lau các đồ vật này, chúng sáng bóng trở lại.

Lời giải:

a) Trong giấm ăn có acetic acid CH3COOH là acid yếu có khả năng tác dụng với lớp cặn màu trắng CaCO3

2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O

b) Các đồ vật bằng đồng sau một thời gian để trong không khí thường bị xỉn màu do bị oxi hóa tạo thành các oxide, sau đó màu đồng xỉn sẽ chuyển sang màu xanh dương dưới sự tác động của CO2 và hơi ẩm.

Cu + H2O + O2 + CO2 → CuCO3.Cu(OH)2

Khi dùng khăn tẩm một ít giấm (CH3COOH) rồi lau các đồ vật này, chúng sáng bóng trở lại.

2CH3COOH + CuCO3 → (CH3COO)2Cu + CO2 + H2O

2CH3COOH + Cu(OH)2 → (CH3COO)2Cu + 2H2O