Lời giải Câu hỏi 121 Luyện tập Bài 18: Hợp chất carbonyl (trang 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 122, 123) – SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo. Tham khảo: Aldehyde làm mất màu nước bromine.
Câu hỏi/Đề bài:
Trình bày phương pháp hoá học để nhận biết 3 chất lỏng riêng biệt sau: propan-1-ol (CH3CH2CH2OH), propanal (CH3CH2CHO) và acetone (CH3COCH3).
Hướng dẫn:
Aldehyde làm mất màu nước bromine.
Alcohol bậc I bị oxi hóa bởi CuO (to).
Lời giải:
– Đánh số thứ tự cho từng chất lỏng. Trích các chất lỏng làm mẫu thử đánh số thứ tự tương ứng.
– Nhỏ vài giọt nước bromine vào 3 mẫu thử:
+ Mẫu thử làm mất màu nước bromine là propanal: \({\rm{C}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}{\rm{C}}{{\rm{H}}_2}{\rm{CH = O + B}}{{\rm{r}}_{\rm{2}}}{\rm{ + }}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}} \to {\rm{C}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}{\rm{C}}{{\rm{H}}_2}{\rm{COOH + 2HBr}}\)
+ Hai mẫu thử không làm mất màu nước bromine là propan-1-ol, acetone.
– Tiếp tục trích mẫu thử của hai chất lỏng không làm mất màu nước bromine.
– Nung nóng dây đồng đỏ trên ngọn lửa đèn cồn đến khi dây đồng chuyển thành màu đen;
– Đưa dây đồng đen vào hai mẫu thử:
+ Mẫu thử làm dây đồng đen chuyển thành màu đỏ gạch chứa propan-1-ol.
+ Mẫu thử không làm dây đồng đen chuyển màu là acetone.