Trang chủ Lớp 11 Hóa học lớp 11 SGK Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo Câu hỏi trang 6 Hóa học 11 – Chân trời sáng tạo:...

Câu hỏi trang 6 Hóa học 11 – Chân trời sáng tạo: Phản ứng Cl2 tác dụng với H2O có đặc điểm gì khác với phản ứng nhiệt phân thuốc tím?

Đáp án Câu hỏi trang 6 Bài 1. Khái niệm về cân bằng hóa học SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo. Tham khảo: Trong điều kiện xác định, phản ứng chỉ xảy ra theo chiều từ chất tham gia tạo thành sản phẩm.

Câu hỏi/Đề bài:

Câu hỏi 1: Phản ứng Cl2 tác dụng với H2O có đặc điểm gì khác với phản ứng nhiệt phân thuốc tím?

Hướng dẫn:

Trong điều kiện xác định, phản ứng chỉ xảy ra theo chiều từ chất tham gia tạo thành sản phẩm mà sản phẩm không thể tác dụng với nhau để tạo lại chất ban đầu, gọi là phản ứng một chiều. Trong phương trình hóa học của phản ứng một chiều, người ta dùng kí hiệu mũi tên (→) chỉ chiều phản ứng.

Trong cùng điều kiện xác định, phản ứng xảy ra theo hai chiều trái ngược nhau được gọi là phản ứng thuận nghịch. Trong phương trình hóa học của phản ứng thuận nghịch, người ta dùng kí hiệu hai mũi tên ngược chiều (): chiều từ trái sang phải là chiều thuận, chiều từ phải sang trái là chiều nghịch.

Lời giải:

Phản ứng Cl2 tác dụng với H2O là phản ứng xảy ra theo hai chiều trái ngược nhau (phản ứng thuận nghịch).

Cl2(g) + H2O(l) ⇌ HCl(aq) + HClO(aq)

Phản ứng nhiệt phân thuốc tím là phản ứng chỉ xảy ra theo chiều từ chất tham gia tạo thành sản phẩm (phản ứng một chiều).

Câu hỏi 2:

Trên thực tế có các phản ứng sau:

2H2 + O2 (1)

2H2Ođiện phân → 2H2 + O2 (2)

Vậy có thể viết

2H2 + O2 ⇌ 2H2O được không? Tại sao?

Hướng dẫn:

Trong cùng điều kiện xác định, phản ứng xảy ra theo hai chiều trái ngược nhau được gọi là phản ứng thuận nghịch. Trong phương trình hóa học của phản ứng thuận nghịch, người ta dùng kí hiệu hai mũi tên ngược chiều (): chiều từ trái sang phải là chiều thuận, chiều từ phải sang trái là chiều nghịch.

Lời giải:

Không được viết 2H2 + O2 ⇌ 2H2O vì phản ứng (1) và phản ứng (2) không xảy ra trong cùng một điều kiện:

+ Phản ứng (1) diễn ra trong điều kiện nhiệt độ cao.

+ Phản ứng (2) diễn ra trong quá trình điện phân nước.

Câu hỏi 3: Quan sát Hình 1.1, nhận xét sự biến thiên nồng độ của các chất trong hệ phản ứng theo thời gian (với điều kiện nhiệt độ không đổi).

Hướng dẫn:

– Đồ thị đi xuống: nồng độ giảm.

– Đồ thị đi lên: nồng độ tăng.

– Đồ thị là đường thẳng: nồng độ không thay đổi.

Lời giải:

Trong điều kiện nhiệt độ không đổi

– Nồng độ của các chất phản ứng (N2 và H2):

+ Ban đầu, nồng độ giảm dần theo thời gian.

+ Sau đó, nồng độ không thay đổi.

– Nồng độ của sản phẩm (NH3):

+ Ban đầu, nồng độ tăng dần theo thời gian.

+ Sau đó, nồng độ không thay đổi.

Câu hỏi 4: Quan sát Hình 1.2, nhận xét về tốc độ của phản ứng thuận và tốc độ của phản ứng nghịch theo thời gian trong điều kiện nhiệt độ không đổi. Nồng độ các chất trong phản ứng thay đổi như thế nào?

Hướng dẫn:

– Đồ thị đi xuống: tốc độ phản ứng giảm.

– Đồ thị đi lên: tốc độ phản ứng tăng.

– Đồ thị là đường thẳng: tốc độ phản ứng không thay đổi.

Trạng thái cân bằng của phản ứng thuận nghịch là trạng thái mà tại đó, tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.

Lời giải:

Trong điều kiện nhiệt độ không đổi

– Ban đầu, tốc độ phản ứng thuận giảm dần theo thơi thời gian. Sau đó, tốc độ phản ứng thuận không thay đổi theo thời gian.

– Ban đầu, tốc độ phản ứng nghịch tăng dần theo thơi thời gian. Sau đó, tốc độ phản ứng nghịch không thay đổi theo thời gian.

Vậy sau một thời gian phản ứng, tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch, phản ứng đạt trạng thái cân bằng.