Trang chủ Lớp 11 Hóa học lớp 11 SGK Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo Câu hỏi trang 18 Hóa học 11 – Chân trời sáng tạo:...

Câu hỏi trang 18 Hóa học 11 – Chân trời sáng tạo: Quan sát Hình 2.10, mô tả hiện tượng ở thời điểm kết thúc chuẩn độ

Giải chi tiết Câu hỏi trang 18 Bài 2. Cân bằng trong dung dịch nước SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo. Gợi ý: Trong phương pháp chuẩn độ acid – base, người ta dùng dung dịch acid hoặc dung dịch base (kiềm) đã.

Câu hỏi/Đề bài:

Câu hỏi 1: Quan sát Hình 2.10, mô tả hiện tượng ở thời điểm kết thúc chuẩn độ.

Hướng dẫn:

Trong phương pháp chuẩn độ acid – base, người ta dùng dung dịch acid hoặc dung dịch base (kiềm) đã biết chính xác nồng độ làm dung dịch chuẩn để xác định nồng độ dung dịch base hoặc dung dịch acid chưa biết nồng độ.

Lời giải:

Ở thời điểm kết thúc chuẩn độ, dung dịch trong bình tam giác có màu hồng nhạt.

Câu hỏi 2: Giả sử khi kết thúc chuẩn độ, thể tích dung dịch NaOH đã sử dụng là 12,5 mL. Tính nồng độ dung dịch NaOH ban đầu.

Hướng dẫn:

Trong phương pháp chuẩn độ acid – base, người ta dùng dung dịch acid hoặc dung dịch base (kiềm) đã biết chính xác nồng độ làm dung dịch chuẩn để xác định nồng độ dung dịch base hoặc dung dịch acid chưa biết nồng độ.

Chuẩn độ dung dịch NaOH bằng dung dịch HCl:

Nồng độ dung dịch NaOH: \({{\rm{C}}_{{\rm{NaOH}}}}{\rm{ = }}\frac{{{{\rm{V}}_{{\rm{HCl}}}}{\rm{.}}{{\rm{C}}_{{\rm{HCl}}}}}}{{{{\rm{V}}_{{\rm{NaOH}}}}}}\)

Lời giải:

VHCl = 10 (mL); CHCl = 0,1 (M); VNaOH = 12,5 (mL)

\( \Rightarrow {{\rm{C}}_{{\rm{NaOH}}}}{\rm{ = }}\frac{{{{\rm{V}}_{{\rm{HCl}}}}{\rm{.}}{{\rm{C}}_{{\rm{HCl}}}}}}{{{{\rm{V}}_{{\rm{NaOH}}}}}}{\rm{ = }}\frac{{{\rm{10}}{\rm{.0}}{\rm{,1}}}}{{{\rm{12}}{\rm{,5}}}}{\rm{ = 0}}{\rm{,08 (M)}}\)

Câu hỏi 3: Tại sao khi bảo quản dung dịch muối M3+ trong phòng thí nghiệm người ta thường nhỏ vài giọt dung địch acid vào trong lọ đựng dung dịch muối?

Hướng dẫn:

Ion Al3+, Fe3+ dễ bị thủy phân trong nước tạo base không tan và cho môi trường acid.

Lời giải:

Trong dung dịch muối M3+, xảy ra sự thủy phân M3+ theo phương trình sau:

M3+ + 3H2O → M(OH)3 + 3H+

Khi nhỏ thêm vài giọt acid, nồng độ H+ tăng, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch. Hạn chế được sự tạo thành M(OH)3, dung dịch muối M3+ được bảo quản tốt hơn.

Câu hỏi 4: Ngoài tác dụng làm trong nước, dung dịch phèn chua còn có khả năng làm sạch gỉ sét trên inox. Giải thích.

Hướng dẫn:

Ion Al3+, Fe3+ dễ bị thủy phân trong nước tạo base không tan và cho môi trường acid.

Lời giải:

Công thức của phèn chua: K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O

Khi hòa tan phèn chua trong nước, sinh ra ion Al3+.

Phương trình thủy phân Al3+:

Al3+ + 3H2O → Al(OH)3 + 3H+

Quá trình thủy phân Al3+ sinh ra H+, tạo môi trường acid cho dung dịch, làm dung dịch có khả năng làm sạch gỉ sét trên inox.