Trang chủ Lớp 11 Hóa học lớp 11 SGK Hóa học 11 - Cánh diều Câu 3 Bài 19 (trang 132, 133, 134, 135, 136, 137, 138,...

Câu 3 Bài 19 (trang 132, 133, 134, 135, 136, 137, 138, 139) Hóa học 11: Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt các dung dịch sau: ethanol, glycerol, acetaldehyde và acetic acid

Hướng dẫn giải Bài tập Bài 3 Bài 19: Carboxylic acid (trang 132, 133, 134, 135, 136, 137, 138, 139) – SGK Hóa học 11 Cánh diều. Tham khảo: Sử dụng quỳ tím để phân biệt carboxylic acid.

Câu hỏi/Đề bài:

Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt các dung dịch sau: ethanol, glycerol, acetaldehyde và acetic acid.

Hướng dẫn:

– Sử dụng quỳ tím để phân biệt carboxylic acid.

– Sử dụng Cu(OH)2 để nhận biết poly alcohol có -OH kề nhau.

– Sử dụng Cu(OH)2/OH, đun nóng để nhận biết aldehyde.

Lời giải:

– Đánh số thứ tự cho từng dung dịch. Trích dung dịch làm mẫu thử đánh số thứ tự tương ứng.

– Nhúng mẩu quỳ tím vào các mẫu thử:

+ Mẫu thử chứa acetic acid làm quỳ tím hóa đỏ.

+ Ba mẫu thử chứa ethanol, glycerol, acetaldehyde không làm quỳ tím đổi màu.

– Tiếp tục trích mẫu thử của ba dung dịch không làm quỳ tím đổi màu.

– Cho vào mỗi mẫu thử vài giọt dung dịch copper(II) sulfate và 1 mL dung dịch sodium hydroxide, tạo kết tủa xanh lam Cu(OH)2.

CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4

– Lắc nhẹ các mẫu thử:

+ Mẫu thử chứa glycerol làm tan kết tủa xanh lam thành dung dịch màu xanh lam.

+ Hai mẫu thử chứa ethanol và acetaldehyde không làm tan kết tủa.

– Tiếp tục đun nóng nhẹ hai mẫu thử chứa ethanol và acetaldehyde và Cu(OH)2:

+ Mẫu thử chứa acetaldehyde xuất hiện kết tủa đỏ gạch Cu2O.

CH3CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH CH3COONa + Cu2O + 3H2O

+ Mẫu thử không có hiện tượng là ethanol.