Trang chủ Lớp 11 Hóa học lớp 11 SBT Hóa 11 - Kết nối tri thức Câu 7.22 Bài 7 (trang 26, 27, 28, 29, 30) SBT Hóa...

Câu 7.22 Bài 7 (trang 26, 27, 28, 29, 30) SBT Hóa 11: Phản ứng oxi hoá SO2 là giai đoạn then chốt trong quá trình sản xuất H2SOS/O_2/g + 1/2/O_2/g mathbinlower. 3exhboxbuildreltextstyle→oversmash←vphantom_vbox to

Trả lời Câu 7.22 Bài 7. Sulfur và sulfur dioxide (trang 26, 27, 28, 29, 30) – SBT Hóa 11 Kết nối tri thức. Tham khảo: Tổng quát, nếu có phản ứng thuận nghịch sau: aA+bB \( \mathbin{\lower. 3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to. 5ex{\vss}}}}$}} \.

Câu hỏi/Đề bài:

Phản ứng oxi hoá SO2 là giai đoạn then chốt trong quá trình sản xuất H2SO4:

\({\rm{S}}{{\rm{O}}_{\rm{2}}}\left( {\rm{g}} \right){\rm{ }} + {\rm{ }}\frac{1}{2}{{\rm{O}}_{\rm{2}}}\left( {\rm{g}} \right) \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} {\rm{ S}}{{\rm{O}}_{\rm{3}}}\left( {\rm{g}} \right){\rm{ }}{\Delta _{\rm{r}}}{\rm{H}}_{298}^0{\rm{ = }} – {\rm{99,2 kJ}}\)

a) Viết biểu thức tính hằng số cân bằng KC của phản ứng.

b) Hãy cho biết phản ứng trên là toả nhiệt hay thu nhiệt.

c) Trong thực tế, phản ứng được thực hiện ở khoảng 450 °C. Tại sao không thực hiện phản ứng ở 25 °C hoặc 600 °C?

Hướng dẫn:

a) Tổng quát, nếu có phản ứng thuận nghịch sau: aA+bB \( \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} \) cC +dD

Khi phản ứng ở trạng thái cân bằng, ta có: \({{\rm{K}}_{\rm{C}}}{\rm{ = }}\frac{{{{{\rm{[C]}}}^{\rm{c}}}{{{\rm{[D]}}}^{\rm{d}}}}}{{{{{\rm{[A]}}}^{\rm{a}}}{{{\rm{[B]}}}^{\rm{b}}}}}\)

Trong đó [A], [B], [C] và [D] là nồng độ mol các chất A, B, C và D ở trạng thái cân bằng; a, b, c và d là hệ số tỉ lượng các chất trong phương trình hoá học.

b) \({{\rm{\Delta }}_{\rm{r}}}{\rm{H}}_{{\rm{298}}}^{\rm{0}}\) > 0: Phản ứng thu nhiệt.

\({{\rm{\Delta }}_{\rm{r}}}{\rm{H}}_{{\rm{298}}}^{\rm{0}}\) < 0: Phản ứng tỏa nhiệt.

c) Nhiệt độ ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng (nhiệt độ cao, tốc độ phản ứng lớn).

Nguyên lí Le Chatelier: Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng khi chịu một tác động từ bên ngoài như biến đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động đó.

Chất xúc tác không làm chuyển dịch cân bằng.

Lời giải:

a) Biểu thức tính hằng số cân bằng KC của phản ứng:

\({{\rm{K}}_{\rm{C}}}{\rm{ = }}\frac{{{\rm{[S}}{{\rm{O}}_{\rm{3}}}{\rm{]}}}}{{{\rm{[S}}{{\rm{O}}_{\rm{2}}}{\rm{][}}{{\rm{O}}_{\rm{2}}}{{\rm{]}}^{\frac{1}{2}}}}}\)

b) Ta có: \({\Delta _{\rm{r}}}{\rm{H}}_{298}^0{\rm{ = }} – {\rm{99,2 kJ}}\)< 0

Phản ứng trên là phản ứng tỏa nhiệt.

c) Theo nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chatelier, để cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận, ta cần giảm nhiệt độ. Nhưng khi thực hiện phản ứng ở nhiệt độ 25 °C, tốc độ phản ứng nhỏ, hiệu suất giảm. Còn khi thực hiện phản ứng ở nhiệt độ 600 °C, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch, hiệu suất giảm. Vậy nên trong thực tế, phản ứng được thực hiện ở khoảng 450 °C.