Trang chủ Lớp 11 Hóa học lớp 11 Đề thi đề kiểm tra Hóa lớp 11 - Kết nối tri thức Đề thi giữa kì 1 Hóa 11 Kết nối tri thức –...

Đề thi giữa kì 1 Hóa 11 Kết nối tri thức – Đề số 5: Đề thi I. Trắc nghiệm (6 điểm) Phản ứng thuận nghịch là: A. Phản ứng trong đó ở cùng điều kiện

Hướng dẫn giải Đề thi giữa kì 1 Hóa 11 Kết nối tri thức – Đề số 5 – Đề thi giữa kì 1 – Đề số 5 – Đề thi đề kiểm tra Hóa lớp 11 Kết nối tri thức. Câu 1: Phản ứng thuận nghịch là: A. Phản ứng trong đó ở cùng điều kiện,…

Đề thi

I. Trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1: Phản ứng thuận nghịch là:

A. Phản ứng trong đó ở cùng điều kiện, xảy ra đồng thời sự chuyển chất phản ứng thành chất sản phẩm và sự chuyển chất sản phẩm thành chất phản ứng

B. Phản ứng trong đó ở điều kiện khắc nghiệt, xảy ra đồng thời sự chuyển chất phản ứng thành chất sản phẩm và sự chuyển chất sản phẩm thành chất phản ứng

C. Phản ứng trong đó ở cùng điều kiện, xảy ra lần lượt sự chuyển chất phản ứng thành chất sản phẩm và sự chuyển chất sản phẩm thành chất phản ứng

D. Phản ứng trong đó ở điều kiện khắc nghiệt, xảy ra lần lượt sự chuyển chất phản ứng thành chất sản phẩm và sự chuyển chất sản phẩm thành chất phản ứng

Câu 2: Dãy chất nào sau đây chỉ gồm những chất tan và điện li mạnh?

A. HNO3, Cu(NO3)2, Ca3(PO4)2, H3PO4

B. H2SO4, NaCl, KNO3, Ba(NO3)2

C. CaCl2, CuSO4, CaSO4, HNO3

D. KCl, H2SO4, H2O, CaCl2

Câu 3: Theo thuyết Bronsted – Lowry về acid – base, những chất có khả năng cho H+

A. acid B. base C. lưỡng tính D. muối

Câu 4: Trong các phản ứng dưới đây, ở phản ứng nào nước đóng vai trò là base?

A. \(HCl + {H_2}O \to {H_3}{O^ + }\)

B. \(Ca{(HC{O_3})_{_2}} \to CaC{O_3} + {H_2}O + C{O_2}\)

C. \(N{H_3} + {H_2}O \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} NH_4^ + + O{H^ – }\)

D. \(CuS{O_4} + 5{H_2}O \to CuS{O_4}.5{H_2}O\)

Câu 5: Trộn lẫn 50ml dung dịch Ba(OH)2 0,05M với 150ml dung dịch HCl 0,02M thu được dung dịch có pH là:

A. 1 B. 12 C. 13 D. 2

Câu 6: Nitrogen trong không khí có vai trò nào sau đây?

A. Cung cấp đạm tự nhiên cho cây trồng.

B. Hình thành sấm sét.

C. Tham gia quá trình quang hợp của cây.

D. Tham gia hình thành mây.

Câu 7: Trong phản ứng tổng hợp ammonia từ nitrogen và hydrogen, nitrogen đóng vai trò là:

A. chất khử B. chất oxi hóa C. acid D. base

Câu 8: Trong công nghiệp, ammonia được sản xuất theo phản ứng pha khí:

\({N_2}(g) + 3{H_2}(g) \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} 2N{H_3}(g)\)

Cho biết các giá trị năng lượng liên kết Eb (Kj.mol-1):

Liên kết

N\( \equiv \)N

H-H

N-H

Eb

945

436

386

Nhiệt của phản ứng trên là:

A. 1481 kJ B. – 1481 kJ C. 78 kJ D. -78kJ

Câu 9: Xét cân bằng tạo ra nitrogen(II) oxide ở nhiệt độ 2000oC:

\({N_2}(g) + {O_2}(g) \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} 2NO(g)\) KC = 4,10.10-4

Ở trạng thái cân bằng, biểu thức nào sau đây có giá trị bằng KC?

A. \(\frac{{{{{\rm{[}}NO]}^2}}}{{{\rm{[}}{N_2}]{\rm{[}}{O_2}]}}\) B. \(\frac{{{\rm{[}}NO]}}{{{\rm{[}}{N_2}]{\rm{[}}{O_2}]}}\) C.\(\frac{{{\rm{[}}{N_2}]{\rm{[}}{O_2}]}}{{{{{\rm{[}}NO]}^2}}}\) D. \(\frac{{{\rm{[}}NO]}}{{{\rm{[}}{N_2}]}}\)

Câu 10: Xét các phản ứng tạo thành oxide của nitrogen:

(1) \({N_2}(g) + {O_2}(g) \to 2NO(g)\) \({\Delta _r}H_{298}^o = 180,6kJ\)

(2) \(2NO(g) + {O_2}(g) \to 2N{O_2}(g)\) \({\Delta _r}H_{298}^o = – 114,2kJ\)

(3) \({N_2}(g) + 2{O_2}(g) \to 2N{O_2}(g)\)

\({\Delta _r}H_{298}^o\) của phản ứng (3) là:

A. -292 kJ B. 66,2 kJ C. 247 kJ D. 33,2 kJ

Câu 11: Dung dịch ammonia trong nước có chứa thành phần chất tan là

A. NH4 + , NH3.

B. NH4 + , NH3, H+ .

C. NH4 + , OH .

D. NH4 + , NH3, OH

Câu 12: Khí cười (laughing gas) thực chất là một chất kích thích được bán tại các quán bar ở một số quốc gia. Người ta bơm khí này vào một trái bóng bay, gọi là bóng cười và cung cấp cho các khách có yêu cầu. Giới Y khoa thế giới đã cảnh báo rằng khí cười ảnh hưởng trực tiếp tới hệ tim mạch, hệ thần kinh mà hậu quả xấu nếu là lạm dụng sẽ dẫn tới trầm cảm hoặc thiệt mạng. Khí cười có công thức là

A. NO2. B. CO. C. NO. D. N2O.

Câu 13: Để xác định nồng độ của một dung dịch HNO3, người ta đã tiến hành chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0,01M. Để chuẩn độ 10ml dung dịch HNO3 này cần 20ml dung dịch NaOH. Xác định nồng độ của dung dịch HNO3.

A. 0,05M B. 0,1M C. 0,04M D. 0,02M

Câu 14: Hòa tan m gam FeO bằng dung dịch HNO3 dư thu được 6,1975 lít hỗn hợp khí X gồm NO, N2O (đkc) (biết tỉ khối X so với H2 bằng 19,2). Giá trị m là

A. 72. B. 86,4. C. 108. D. 144.

Câu 15: Cho phản ứng: \(CaC{O_3}(s) \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} CaO(s) + C{O_2}(g)\) \({\Delta _r}H_{298}^0 > 0\)

Cân bằng phản ứng trên dịch chuyển theo chiều thuận khi

A. Giảm nhiệt độ

B. Tăng áp suất

C. Giảm nồng độ CO2

D. Thêm chất xúc tác

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Trộn 100ml dung dịch có pH =1 gồm HCl và HNO3 với 100ml dung dịch NaOH nồng độ a (M) thu được 200ml dung dịch có pH = 12. Tính giá trị của a(M)

Câu 2 (2 điểm): Cho 5,6 gam CO và 5,4 gam H2O vào một bình kiến dung dịch không đổi 10 lít. Nung nóng bình một thời gian ở 830oC để hệ đạt đến trạng thái cân bằng:

\(CO(g) + {H_2}O(g) \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} C{O_2}(g) + {H_2}(g)\)(hằng số cân bằng KC = 1). Tính nồng độ cân bằng của CO, H2O.

—Hết—

Đáp án

Phần trắc nghiệm

1. A

2. C

3. A

4. A

5. B

6. A

7. B

8. D

9. A

10. B

11. D

12. D

13. D

14. C

15. C

Câu 1: Phản ứng thuận nghịch là:

A. Phản ứng trong đó ở cùng điều kiện, xảy ra đồng thời sự chuyển chất phản ứng thành chất sản phẩm và sự chuyển chất sản phẩm thành chất phản ứng

B. Phản ứng trong đó ở điều kiện khắc nghiệt, xảy ra đồng thời sự chuyển chất phản ứng thành chất sản phẩm và sự chuyển chất sản phẩm thành chất phản ứng

C. Phản ứng trong đó ở cùng điều kiện, xảy ra lần lượt sự chuyển chất phản ứng thành chất sản phẩm và sự chuyển chất sản phẩm thành chất phản ứng

D. Phản ứng trong đó ở điều kiện khắc nghiệt, xảy ra lần lượt sự chuyển chất phản ứng thành chất sản phẩm và sự chuyển chất sản phẩm thành chất phản ứng

Hướng dẫn:

Dựa vào kiến thức của phản ứng thuận nghịch

Lời giải:

Đáp án A

Câu 2: Dãy chất nào sau đây chỉ gồm những chất tan và điện li mạnh?

A. HNO3, Cu(NO3)2, Ca3(PO4)2, H3PO4

B. H2SO4, NaCl, KNO3, Ba(NO3)2

C. CaCl2, CuSO4, CaSO4, HNO3

D. KCl, H2SO4, H2O, CaCl2

Hướng dẫn:

Dựa vào phân loại chất điện li mạnh: acid mạnh, dung dịch base, muối tan

Lời giải:

Đáp án C

Câu 3: Theo thuyết Bronsted – Lowry về acid – base, những chất có khả năng cho H+

A. acid B. base C. lưỡng tính D. muối

Hướng dẫn:

Những chát có khả năng cho H+ là acid

Lời giải:

Đáp án A

Câu 4: Trong các phản ứng dưới đây, ở phản ứng nào nước đóng vai trò là base?

A. \(HCl + {H_2}O \to {H_3}{O^ + }\)

B. \(Ca{(HC{O_3})_{_2}} \to CaC{O_3} + {H_2}O + C{O_2}\)

C. \(N{H_3} + {H_2}O \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} NH_4^ + + O{H^ – }\)

D. \(CuS{O_4} + 5{H_2}O \to CuS{O_4}.5{H_2}O\)

Hướng dẫn:

Những chất nhận proton H+ là base

Lời giải:

Đáp án A

Câu 5: Trộn lẫn 50ml dung dịch Ba(OH)2 0,05M với 150ml dung dịch HCl 0,02M thu được dung dịch có pH là:

A. 1 B. 12 C. 13 D. 2

Hướng dẫn:

Dựa vào công thức tính pH

Lời giải:

\(\begin{array}{l}{n_{O{H^ – }}} = 2.{n_{Ba{{(OH)}_2}}} = 2.0,05.0,05 = 0,005\\{n_{{H^ + }}} = 0,15.0,02 = 0,003\end{array}\)à Ba(OH)2 dư, HCl hết

nOH = 0,005 – 0,003 = 0,002 mol à \(\begin{array}{l}{\rm{[}}O{H^ – }{\rm{]}} = \frac{{0,002}}{{0,05 + 0,15}} = 0,01M \to {\rm{[}}{H^ + }{\rm{]}} = {10^{ – 12}}\\pH = – \lg ({\rm{[}}{H^ + }{\rm{]) = – lg(1}}{{\rm{0}}^{ – 12}}) = 12\end{array}\)

Đáp án B

Câu 6: Nitrogen trong không khí có vai trò nào sau đây?

A. Cung cấp đạm tự nhiên cho cây trồng.

B. Hình thành sấm sét.

C. Tham gia quá trình quang hợp của cây.

D. Tham gia hình thành mây.

Hướng dẫn:

Dựa vào ứng dụng của đơn chất nitrogen

Lời giải:

Đáp án A

Câu 7: Trong phản ứng tổng hợp ammonia từ nitrogen và hydrogen, nitrogen đóng vai trò là:

A. chất khử B. chất oxi hóa C. acid D. base

Hướng dẫn:

Dựa vào sự thay đổi số oxi hóa của nitrogen

Lời giải:

\({N^o} \to {N^{ – 3}}\): Chất oxi hóa

Đáp án B

Câu 8: Trong công nghiệp, ammonia được sản xuất theo phản ứng pha khí:

\({N_2}(g) + 3{H_2}(g) \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} 2N{H_3}(g)\)

Cho biết các giá trị năng lượng liên kết Eb (Kj.mol-1):

Liên kết

N\( \equiv \)N

H-H

N-H

Eb

942

432

386

Nhiệt của phản ứng trên là:

A. 1481 kJ B. – 1481 kJ C. 78 kJ D. -78kJ

Hướng dẫn:

Dựa vào giá trị năng lượng liên kết để tính nhiệt của phản ứng

Lời giải:

\({\Delta _r}H_{298}^o = {E_{N \equiv N}} + 3{E_{H – H}} – 6{E_{N – H}} = 942 + 3.432 – 6.386 = – 78kJ\)

Đáp án D

Câu 9: Xét cân bằng tạo ra nitrogen(II) oxide ở nhiệt độ 2000oC:

\({N_2}(g) + {O_2}(g) \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} 2NO(g)\) KC = 4,10.10-4

Ở trạng thái cân bằng, biểu thức nào sau đây có giá trị bằng KC?

A. \(\frac{{{{{\rm{[}}NO]}^2}}}{{{\rm{[}}{N_2}]{\rm{[}}{O_2}]}}\) B. \(\frac{{{\rm{[}}NO]}}{{{\rm{[}}{N_2}]{\rm{[}}{O_2}]}}\) C.\(\frac{{{\rm{[}}{N_2}]{\rm{[}}{O_2}]}}{{{{{\rm{[}}NO]}^2}}}\) D. \(\frac{{{\rm{[}}NO]}}{{{\rm{[}}{N_2}]}}\)

Hướng dẫn:

Dựa vào biểu thức tính hằng số cân bằng KC

Lời giải:

Đáp án A

Câu 10: Xét các phản ứng tạo thành oxide của nitrogen:

(1) \({N_2}(g) + {O_2}(g) \to 2NO(g)\) \({\Delta _r}H_{298}^o = 180,6kJ\)

(2) \(2NO(g) + {O_2}(g) \to 2N{O_2}(g)\) \({\Delta _r}H_{298}^o = – 114,2kJ\)

(3) \({N_2}(g) + 2{O_2}(g) \to 2N{O_2}(g)\)

\({\Delta _r}H_{298}^o\) của phản ứng (3) là:

A. -292 kJ B. 66,4 kJ C. 247 kJ D. 33,2 kJ

Hướng dẫn:

Dựa vào nhiệt của phản ứng (1) và (2)

Lời giải:

\(\Delta {H_3} = \Delta {H_1} + \Delta {H_2} = 180,6 + ( – 114,2) = 66,4kJ\)

Đáp án B

Câu 11: Dung dịch ammonia trong nước có chứa thành phần chất tan là

A. NH4 + , NH3.

B. NH4 + , NH3, H+ .

C. NH4 + , OH .

D. NH4 + , NH3, OH

Hướng dẫn:

Dựa vào sự điện li của dung dịch ammonia trong nước

Lời giải:

\(N{H_3} + {H_2}O \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} N{H_4}^ + + O{H^ – }\)

Đáp án D

Câu 12: Khí cười (laughing gas) thực chất là một chất kích thích được bán tại các quán bar ở một số quốc gia. Người ta bơm khí này vào một trái bóng bay, gọi là bóng cười và cung cấp cho các khách có yêu cầu. Giới Y khoa thế giới đã cảnh báo rằng khí cười ảnh hưởng trực tiếp tới hệ tim mạch, hệ thần kinh mà hậu quả xấu nếu là lạm dụng sẽ dẫn tới trầm cảm hoặc thiệt mạng. Khí cười có công thức là

A. NO2. B. CO. C. NO. D. N2O.

Lời giải:

Đáp án D

Câu 13: Để xác định nồng độ của một dung dịch HNO3, người ta đã tiến hành chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0,01M. Để chuẩn độ 10ml dung dịch HNO3 này cần 20ml dung dịch NaOH. Xác định nồng độ của dung dịch HNO3.

A. 0,05M B. 0,1M C. 0,04M D. 0,02M

Hướng dẫn:

Dựa vào công thức tính chuẩn độ

Lời giải:

\(\begin{array}{l}{C_{HN{O_3}}}.{V_{HN{O_3}}} = {C_{NaOH}}.{V_{NaOH}}\\ \to {C_{HN{O_3}}} = \frac{{{C_{NaOH}}.{V_{NaOH}}}}{{{V_{HN{O_3}}}}} = \frac{{20.0,01}}{{10}} = 0,02M\end{array}\)

Đáp án D

Câu 14: Hòa tan m gam FeO bằng dung dịch HNO3 dư thu được 6,1975 lít hỗn hợp khí X gồm NO, N2O (đkc) (biết tỉ khối X so với H2 bằng 19,2). Giá trị m là

A. 72. B. 86,4. C. 108. D. 144.

Hướng dẫn:

Tính số mol của khí trong hỗn hợp X

Dùng phương pháp bảo toàn e tính khối lượng FeO

Lời giải:

\(\begin{array}{l}{n_{hh}} = \frac{{6,1975}}{{24,79}} = 0,25\\{d_{X/{H_2}}} = \frac{{{M_X}}}{2} = 19,2 \to {M_x} = 19,2.2 = 38,4\\{m_{hh}} = 38,4.0,25 = 9,6g\end{array}\)

Gọi nNO, nN2O lần lượt là x, y (mol)

\(\begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}x + y = 0,25\\30x + 44y = 9,6g\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}x = 0,1\\y = 0,15\end{array} \right.\\F{e^{ + 2}} \to F{e^{ + 3}} + 1e\\{N^{ + 5}} + 3e \to {N^{ + 2}}\\2{N^{ + 5}} + 8e \to 2{N^{ + 1}}\\BTe:{n_{FeO}} = 3{n_{NO}} + 8{n_{{N_2}O}}\\ \to {n_{FeO}} = 3.0,1 + 8.0,15 = 1,5\\{m_{FeO}} = 1,5.72 = 108g\end{array}\)

Đáp án C

Câu 15: Cho phản ứng: \(CaC{O_3}(s) \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} CaO(s) + C{O_2}(g)\) \({\Delta _r}H_{298}^0 > 0\)

Cân bằng phản ứng trên dịch chuyển theo chiều thuận khi

A. Giảm nhiệt độ

B. Tăng áp suất

C. Giảm nồng độ CO2

D. Thêm chất xúc tác

Hướng dẫn:

Dựa vào nguyên lí chuyển dịch Le – Chatelier

Lời giải:

Vì \({\Delta _r}H_{298}^0 > 0\)nên khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.

Tăng áp suất cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch vì n khí sản phẩm > n khí tham gia à cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch

Giảm nồng độ CO2 cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận

Thêm chất xúc tác không ảnh hưởng đến cân bằng hóa học

Đáp án C

II. Tự luận

Câu 1: Trộn 100ml dung dịch có pH =1 gồm HCl và HNO3 với 100ml dung dịch NaOH nồng độ a (M) thu được 200ml dung dịch có pH = 12. Tính giá trị của a(M)

Lời giải:

\(\begin{array}{l}pH = 1 \to {\rm{[}}{H^ + }{\rm{]}} = {10^{ – 1}}M \to {n_{{H^ + }}} = {10^{ – 1}}.0,1 = {10^{ – 2}}\\{n_{O{H^ – }}} = 0,1.a\end{array}\)

Vì thu được dung dịch có pH = 12 à NaOH dư, acid hết à [OH] = 10-2M

nOH = 0,1a – 0,01 à [OH] = \(\frac{{0,1a – 0,01}}{{0,2}} = {10^{ – 2}} \to a = 0,12M\)

Câu 2: Cho 5,6 gam CO và 5,4 gam H2O vào một bình kiến dung dịch không đổi 10 lít. Nung nóng bình một thời gian ở 830oC để hệ đạt đến trạng thái cân bằng:

\(CO(g) + {H_2}O(g) \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} C{O_2}(g) + {H_2}(g)\)(hằng số cân bằng KC = 1). Tính nồng độ cân bằng của CO, H2O.

Lời giải:

\(\begin{array}{l}{n_{CO}} = \frac{{5,6}}{{28}} = 0,2;{n_{{H_2}O}} = \frac{{5,4}}{{18}} = 0,3\\{\rm{[}}CO] = \frac{{0,2}}{{10}} = 0,02M;{\rm{[}}{H_2}O] = \frac{{0,3}}{{10}} = 0,03M\end{array}\)