Giải Vận dụng trang 80 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống – Bài 12. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo. Hướng dẫn: Tìm hiểu về tình hình hoạt động tôn giáo ở địa phương và viết bài chia sẻ những hoạt động.
Câu hỏi/Đề bài:
Em cùng nhóm học tập tìm hiểu về tình hình hoạt động tôn giáo ở địa phương và viết bài chia sẻ những hoạt động mà các tôn giáo đã thực hiện để xây dựng tình đoàn kết, bình đẳng giữa các tôn giáo trong xây dựng và phát triển quê hương.
Hướng dẫn:
Tìm hiểu về tình hình hoạt động tôn giáo ở địa phương và viết bài chia sẻ những hoạt động mà các tôn giáo đã thực hiện để xây dựng tình đoàn kết, bình đẳng giữa các tôn giáo trong xây dựng và phát triển quê hương.
Lời giải:
(*) Tham khảo:
Hà Nội có 7 tôn giáo được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân
Hà Nội hiện có 7 tôn giáo được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài, Hồi giáo, Baha’I và Minh sư đạo; đồng thời, tồn tại một số hiện tượng tôn giáo khác.
Sự ra đời Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác tôn giáo; Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo (TNTG) năm 2003; Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 về hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh TNTG; Luật TNTG năm 2016; Chỉ thị số 1940/CT-TTg ngày 31/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về nhà, đất liên quan đến tôn giáo… đã tạo hành lang pháp lý ổn định, nhất quán, bảo đảm thực hiện quyền tự do TNTG của công dân.
Nhất quán tôn trọng, đảm bảo quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của công dân.
Theo số liệu thống kê về công tác tôn giáo năm 2019, hiện Hà Nội có 7 tôn giáo được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài, Hồi giáo, Baha’I và Minh sư đạo; đồng thời, tồn tại một số hiện tượng tôn giáo khác (đạo lạ), cụ thể:
– Phật giáo: số lượng tín đồ khoảng hơn 800.000 người với 2.060 tăng, ni và khoảng hơn 1.000 chức việc, sinh hoạt tôn giáo tại 2.059 ngôi chùa, tự viện.
– Công giáo: có khoảng 250.000 tín đồ, sinh hoạt ở 400 cơ sở thờ tự, 83 giáo xứ, 306 họ giáo. Hà Nội có 19 cộng đoàn tu sĩ với trên 270 tu sĩ, sinh hoạt tôn giáo ở 20 tu viện. Giáo phẩm Công giáo có 1 Hồng y; 3 giám mục, hơn 90 linh mục và gần 2.000 chức việc. TP. Hà Nội là địa bàn duy nhất trong cả nước có các xứ, họ đạo thuộc sự quản lý của 3 Tòa giám mục là Hà Nội, Hưng Hóa và Bắc Ninh.
– Tin lành: có 33 hệ phái, trong đó: 7/33 hệ phái được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân với 167 điểm, nhóm và hơn 10.000 tín đồ. Cụ thể: tín đồ là người Việt Nam khoảng trên 6.000 người; Hàn Quốc khoảng 1.400 người và hơn 3.000 tín đồ khác là người nước ngoài thuộc 40 quốc tịch khác nhau đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội.
– Cao đài: có 3 họ đạo Cao đài thuộc Cao đài Bến Tre (Ban chỉnh đạo là 1 họ và Cao đài Tây Ninh 2 họ), với 21 chức sắc, 30 chức việc và gần 400 tín đồ.
– Hồi giáo: có 1 Thánh đường với 86 tín đồ người Hà Nội, khoảng 300 tín đồ là người Chăm, Tây Ninh; hơn 500 tín đồ là nhân viên các Đại sứ quán, doanh nhân của 18 nước khối Ả Rập đang công tác tại Hà Nội; 1 Ban Quản trị gồm 5 thành viên, trong đó có 1 chức sắc thuộc hàng Imam.
– Đạo Baha’i: có 15 Hội đồng tinh thần địa phương, trong đó 3 Hội đồng đã được Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố công nhận là Hai Bà Trưng, Thanh Trì, Thạch Thất, với khoảng hơn 400 tín đồ và 20 chức việc.
– Minh sư đạo: có 1 tổ chức Minh sư với 1 chức sắc, 50 tín đồ và 3 chức việc.
– Giáo hội Các Thánh hữu ngày sau của Chúa Giêsu Kitô có 1 Trưởng Ban đại diện; 5 vị trong Ban đại diện với khoảng 200 tín đồ, hoạt động tại 3 điểm nhóm trên địa bàn TP. Hà Nội.
– Các tín ngưỡng dân gian: có 5.211 di tích đình, đền, nhà thờ họ, lăng, miếu…, trong đó di tích được xếp hạng cấp Quốc gia khoảng 1.200 di tích; cấp thành phố khoảng 900 di tích.