Trang chủ Lớp 11 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 - Kết nối tri thức Luyện tập 2 trang 80 Giáo dục Kinh tế và pháp luật...

Luyện tập 2 trang 80 Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức: Q là người theo tôn giáo X, sống và sinh hoạt cùng các bạn trong kí túc xá của Trường Trung học phổ thông Dân tộc nội trú của tỉnh

Hướng dẫn giải Luyện tập 2 trang 80 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống – Bài 12. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo. Gợi ý: Đọc các tình huống và trả lời câu hỏi.

Câu hỏi/Đề bài:

Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi:

a. Q là người theo tôn giáo X, sống và sinh hoạt cùng các bạn trong kí túc xá của Trường Trung học phổ thông Dân tộc nội trú của tỉnh. Đến giờ ăn cơm, Q thường làm dấu và thành tâm cầu nguyện trước khi ăn, các bạn cùng phỏng theo tôn giáo khác thấy vậy tỏ vẻ khó chịu, họ yêu cầu Q lần sau khi ăn cơm cùng thì không được làm như vậy.

1/ Trong tình huống này, ai là người vi phạm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo? Vì sao?

2/ Em hãy tư vấn cách thức để giúp Q được bình đẳng trong việc thực hiện quyền bình đẳng, tự do tôn giáo của mình với các bạn theo tôn giáo khác.

b. Sau nhiều năm quen biết, chị B và anh A thưa chuyện với hai gia đình để được kết hôn với nhau, nhưng ông T là bố chị B không đồng ý và đã cản trở hai người kết hôn vì chị B theo tôn giáo S, còn anh A lại theo tôn giáo P.

1/ Trong tình huống này, ai là người vi phạm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo? Vì sao?

2/ Em hãy tư vấn cách để giúp chị B và anh A có thể giải thích cho ông T hiểu và thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.

c. Bạn của M đang theo tôn giáo A, vì muốn M cũng theo tôn giáo A nên đã tìm cách nói không tốt về tôn giáo mà M dự định sẽ theo.

1/ Trong tình huống này, ai là người vi phạm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo? Vì sao?

2/ Em hãy tư vấn cách thức để giúp M thuyết phục bạn hiểu và tôn trọng quyền bình đẳng tôn giáo của mình.

Hướng dẫn:

Đọc các tình huống và trả lời câu hỏi.

Lời giải:

* Tình huống a:

1/ Trong tình huống này, các bạn (thuộc các tôn giáo khác) cùng ăn với Q tỏ vẻ khó chịu khi Q làm dấu và cầu nguyện trước khi ăn là sai, vì pháp luật Việt Nam quy định: Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo.

2/ Q nên hòa đồng cùng mọi người bằng cách tế nhị làm dấu, cầu nguyện khi chỉ có một mình hoặc xung quanh là những người cùng tôn giáo với mình.

* Tình huống b:

1/ Việc làm của ông T là sai, vì theo quy định pháp luật Việt Nam: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật” và theo điểm b khoản 1 Điều 18 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: “Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định.

2/ Anh A và chị B có thể thuyết phục ông T thực hiện đúng pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo và pháp luật hôn nhân gia đình để thực hiện được nguyện vọng của mình.

* Tình huống c:

1/ Việc làm của bạn của M là sai, cần lên án khi tìm cách nói xấu về tôn giáo mà M dự định sẽ theo. Bởi pháp luật Việt Nam quy định các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

2/ M nên giải thích để bạn hiểu và thực hiện tốt quyền bình đẳng giữa các tôn giáo, đồng thời ủng hộ, tôn trọng quyết định của M.