Trang chủ Lớp 11 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 - Kết nối tri thức Câu hỏi mục 4 trang 51 Giáo dục Kinh tế và pháp...

Câu hỏi mục 4 trang 51 Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức: Các thông tin trên cho thấy người Việt Nam đang thực hiện văn hoá tiêu dùng như thế nào?

Lời giải Câu hỏi mục 4 trang 51 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống – Bài 8. Văn hóa tiêu dùng. Tham khảo: Đọc các thông tin và phân tích được việc thực hiện văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam.

Câu hỏi/Đề bài:

Em hãy đọc các trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

1/ Các thông tin trên cho thấy người Việt Nam đang thực hiện văn hoá tiêu dùng như thế nào?

2/ Em đã thực hiện những hành vi tiêu dùng có văn hoá như thế nào?

Hướng dẫn:

1/ Đọc các thông tin và phân tích được việc thực hiện văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam.

2/ Liên hệ bản thân và chỉ ra những hành vi tiêu dùng có văn hoá.

Lời giải:

1/ – Thông tin 1: Người Việt Nam đang hướng tới thực hiện hành vi tiêu dùng có kế hoạch, thực hiện chi tiêu hợp lí, phù hợp với điều kiện của bản thân và gia đình. Đồng thời, hướng tới việc tiêu dùng các sản phẩm có chất lượng cao, tốt cho sức khỏe.

– Thông tin 2: Người Việt Nam đang thực hiện các thói quen tiêu dùng theo hướng: bảo vệ và tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc; đồng thời tích cực mở rộng giao lưu, quảng bá văn hóa Việt Nam tới bạn bè quốc tế.

2/ Một số hành vi tiêu dùng có văn hóa của bản thân em:

– Lập kế hoạch chi tiêu hợp lí với khả năng tài chính của bản thân và gia đình. Ví dụ: Chỉ mua những mặt hàng thực sự cần thiết và trong khả năng chi trả.

– Ưu tiên sử dụng hàng hóa do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất.

– Ưu tiên sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thân thiện với môi trường. Ví dụ: Sử dụng cốc, ống hút, hộp đựng bằng giấy; hạn chế sử dụng túi ni-lông và đồ nhựa dùng một lần; tái chế các vỏ chai nhựa, hộp nhựa… thành những vật dụng hữu ích khác,…

– Khi đi du lịch, thường mua những sản phẩm đặc sản của địa phương đó về làm quà tặng cho người thân, bạn bè. Ví dụ: Nem chua Thanh Hóa; kẹo Cu đơ Hà Tĩnh; kẹo Mè Xửng Huế,…