Trả lời Câu hỏi mục 2 trang 91 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống – Bài 14. Quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử. Gợi ý: Đọc các thông tin, trường hợp và chỉ ra hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa.
Câu hỏi/Đề bài:
Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
1/ Các thông tin, trường hợp trên đề cập đến những hậu quả gì của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử?
2/ Ngoài những hậu quả trên, hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử, ứng cử còn có thể dẫn đến những hậu quả nào khác? Giải thích và nêu ví dụ minh hoạ.
3/ Em hãy chia sẻ về một trường hợp vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử hoặc ứng cử mà em biết và rút ra bài học cho bản thân.
Hướng dẫn:
1/ Đọc các thông tin, trường hợp và chỉ ra hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử được đề cập đến trong các thông tin, trường hợp đó.
2/ Nêu thêm được những hậu quả khác của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử, ứng cử. Giải thích và nêu ví dụ minh hoạ.
3/ Chia sẻ về một trường hợp vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử hoặc ứng cử mà em biết và rút ra bài học cho bản thân.
Lời giải:
1/ Các thông tin, trường hợp trên đề cập đến những hậu quả là:
– Thông tin 1, 2 đề cập đến hậu quả pháp lí của các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ bầu cử và ứng cử của công dân. Cụ thể, các hành vi như: dùng thủ đoạn lừa gạt, mua chuộc hoặc cưỡng ép làm trở ngại việc bầu cử, ứng cử của công dân; vi phạm các quy định về vận động bầu cử; giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu bầu hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bầu cử hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật về bầu cử thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lí kỉ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Trường hợp 3, hành vi gian lận của ông T đã khiến ông bị kỉ luật, buộc thôi việc và khởi tố theo quy định của pháp luật. Đồng thời, hành vi đó cũng làm sai lệch kết quả bầu cử, khiến địa phương phải tổ chức lại hoạt động bầu cử gây lãng phí ngân sách nhà nước, gây khó khăn cho nhiều cử tri trong việc sắp xếp thời gian, công việc để thực hiện quyền công dân của mình.
2/ – Hành vi vi phạm quyền bầu cử và ứng cử của công dân gây ra những hậu quả tiêu cực khác như: ảnh hưởng đến tính tôn nghiêm của pháp luật và trật tự quản lí nhà nước; gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; hoãn ngày bầu cử; xâm phạm quyền bầu cử, ứng cử của công dân, cá biệt làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, uy tín, kinh tế, công việc của công dân;…
– Ví dụ: Hành vi tung tin đồn vu khống sai sự thật về người ứng cử sẽ khiến người ứng cử bị hiểu nhầm, uy tín, danh dự sụt giảm, mất lòng tin của cử tri; Hành vi dùng tiền bạc để mua chuộc cử tri sẽ khiến người thực hiện hành vi bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
3/ – Trường hợp vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử: Tại điểm bầu cử X, vô tình thấy chị C lựa chọn ứng cử viên là người có mâu thuẫn với mình, chị B đã nhờ anh D người yêu của chị C thuyết phục chị gạch tên người đó. Phát hiện chị C đưa phiếu bầu của mình cho anh D sửa lại, chị N báo cáo với ông K tổ trưởng tổ bầu cử. Vì đang viết hộ phiếu bầu cho cụ P là người không biết chữ theo ý của cụ, lại muốn nhanh chóng kết thúc công tác bầu cử nên ông K đã bỏ qua chuyện này.
– Bài học: Nghiêm túc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử.