Giải chi tiết Câu hỏi mục 2 trang 19 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống – Bài 3. Lạm phát. Gợi ý: Đọc thông tin để giải thích được vì sao giá thực phẩm.
Câu hỏi/Đề bài:
Em hãy đọc thông tin sau kết hợp với thông tin ở mục Các loại hình lạm phát để trả lời câu hỏi:
Theo Tổng cục Thống kê, CPI bình quân năm 2021 tăng do một số nguyên nhân chủ yếu sau:
– Giá xăng dầu trong nước tăng 31,74% so với năm trước , giá gas tăng 25,89%.
– Giá gạo tăng 5,79% so với năm trước.
– Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 7,03% so với năm trước do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng.
(Tổng cục Thống kê, Niên giám Thống kê 2021, NXB Thống kê, 2022)
1/ Theo em, vì sao giá thực phẩm, giá năng lượng tăng là nguyên nhân khiến lạm phát năm 2021 tăng?
2/ Thông tin 2 – mục Các loại hình lạm phát – cho biết nguyên nhân nào dẫn đến lạm phát tăng cao ở nước ta giai đoạn 1985 – 1987?
Hướng dẫn:
1/ Đọc thông tin để giải thích được vì sao giá thực phẩm, giá năng lượng tăng là nguyên nhân khiến lạm phát năm 2021 tăng.
2/ Chỉ ra nguyên nhân dẫn đến lạm phát tăng cao ở nước ta giai đoạn 1985 – 1987 ở thông tin 2 – mục các loại hình lạm phát trước đó.
Lời giải:
1/ Giá thực phẩm, giá năng lượng tăng là nguyên nhân khiến lạm phát năm 2021 tăng là do năng lượng (bao gồm xăng dầu và ga), thực phẩm (gạo) và vật liệu (gồm xi măng, sắt, thép, cát,…) là những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Và khi các yếu tố đầu vào tăng giá, thì chi phí sản xuất cũng sẽ tăng cao theo, từ đó đẩy giá cả của nhiều sản phẩm, hàng hóa khác trên thị trường cũng tăng dẫn đến tình trạng lạm phát.
2/ Nguyên nhân dẫn đến lạm phát tăng cao ở nước ta giai đoạn 1985 – 1987 là do đồng tiền mất giá quá nhanh, khiến tâm lí người tiêu dùng bất an; lúc này, người tiêu dùng không muốn giữ tiền mặt mà tìm cách mua hàng hóa để dự trữ, dẫn đến tình trạng cầu lớn hơn cung, từ đó, đẩy giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng cao.