Trang chủ Lớp 11 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 - Kết nối tri thức Câu hỏi mục 2 trang 125 Giáo dục Kinh tế và pháp...

Câu hỏi mục 2 trang 125 Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức: Các thông tin, trường hợp trên đề cập đến những hậu quả gì của hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín

Lời giải Câu hỏi mục 2 trang 125 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống – Bài 19. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín – điện thoại – điện tín của công dân. Gợi ý: Đọc các thông tin, trường hợp và nêu được những hậu quả của hành vi vi phạm quyền được.

Câu hỏi/Đề bài:

Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau và trả lời câu hỏi:

1/ Các thông tin, trường hợp trên đề cập đến những hậu quả gì của hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?

2/ Theo em, ngoài những hậu quả đã đề cập đến trong trường hợp trên, hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân còn có thể dẫn đến những hậu quả nào khác? Nêu ví dụ minh hoạ.

3/ Em hãy chia sẻ về một trường hợp vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tin của công dân mà em biết và rút ra bài học cho bản thân.

Hướng dẫn:

1/ Đọc các thông tin, trường hợp và nêu được những hậu quả của hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân trong các thông tin, trường hợp đó.

2/ Nêu được những hậu quả khác của hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. Lấy ví dụ minh hoạ.

3/ Chia sẻ về một trường hợp vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tin của công dân mà em biết và rút ra bài học cho bản thân.

Lời giải:

1/ – Thông tin 1 đề cập đến hậu quả pháp lí (phạt tiền, cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù, cấm đảm nhiệm chức vụ) và các hậu quả khác như: gây ảnh hưởng đến tính mạng (tự sát), ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác của hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.

– Trường hợp 2, hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân (cụ thể là việc thợ sửa điện thoại chia sẻ hình ảnh, clip riêng tư trong điện thoại của K cho bạn bè cùng xem và bị một số người đăng tải lên mạng xã hội) đã khiến K bị nhiều người chê cười, công kích. K rất xấu hổ và không muốn giao tiếp với bất kì ai

– Trường hợp 3, hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân (cụ thể là việc T làm thất lạc bức thư của nhân viên Q nhưng im lặng không nói cho Q biết) đã khiến Q chậm trễ trong việc giải quyết công việc và chịu thiệt hại lớn về kinh tế.

2/ – Ngoài những hậu quả trên, hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân gây ra những hậu quả tiêu cực khác như:

+ Xâm phạm đời sống riêng tư an toàn và bí mật cá nhân của công dân.

+ Gây ảnh hưởng xấu đến tính tôn nghiêm của pháp luật và trật tự quản lí hành chính.

+ Dẫn đến những xung đột, mâu thuẫn trong các mối quan hệ, gây rối loạn trật tự, an ninh xã hội.

– Ví dụ: Việc xem trộm điện thoại của người khác có thể dẫn đến mâu thuẫn, cãi nhau, đánh nhau, thậm chí giết người, gây rối loạn an ninh trật tự.

3/ – Trường hợp vi phạm: L có người bạn thân là H và hai người thường xuyên nhắn tin cho nhau để trò chuyện. Trong một lần L để quên điện thoại trên phòng, mẹ L nhìn thấy và vào đọc tin nhắn của L. Hai đứa thường trò chuyện những câu chuyện khó chia sẻ với nhau. Mẹ L đã nói với L và kêu L lần sau hãy chia sẻ cùng mẹ. Mẹ L có hành vi vi phạm bí mật điện thoại, điện tín của L.

– Bài học: Nghiêm túc thực hiện quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tin của công dân (cho dù đó là những người thân trong gia đình).