Trang chủ Lớp 11 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 - Kết nối tri thức Câu hỏi mục 2 trang 119 Giáo dục Kinh tế và pháp...

Câu hỏi mục 2 trang 119 Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức: Em hãy cho biết, trường hợp 2 và 3 đề cập đến những hậu quả gì của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của

Trả lời Câu hỏi mục 2 trang 119 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống – Bài 18. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. Tham khảo: Đọc trường hợp 2, 3 và nêu được những hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả.

Câu hỏi/Đề bài:

Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau và trả lời câu hỏi:

1/ Em hãy cho biết, trường hợp 2 và 3 đề cập đến những hậu quả gì của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

2/ Ngoài những hậu quả đã được đề cập đến trong trường hợp trên, hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân còn có thể gây ra những hậu quả nào khác? Nêu ví dụ minh hoạ.

Hướng dẫn:

1/ Đọc trường hợp 2, 3 và nêu được những hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân được đề đề cập đến.

2/ Nêu được những hậu quả khác của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. Lấy ví dụ minh hoạ.

Lời giải:

1/ – Trường hợp 2, hành vi lợi dụng đêm tối trèo cổng, lẻn vào sẵn rình mò và tìm cách phá khóa cửa để vào nhà của thanh niên lạ đã khiến chị T thấy bất an, sợ hãi.

– Trường hợp 3, hành vi khoá cửa, không cho phép vào nhà để ép trả nợ của chủ nợ đã khiến mẹ con chị M mất nơi ở, không thể sinh hoạt bình thường, phải bé nhau đi lang thang ngoài đường trong đêm tối, vừa mất an toàn vừa ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ.

2/ – Ngoài những hậu quả trên, hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân còn có thể gây ra những hậu quả tiêu cực khác như:

+ Gây mất ổn định an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

+ Xâm phạm trật tự quản lí hành chính nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của cơ quan nhà nước.

+ Gây ảnh hưởng đến kinh tế, danh dự của công dân.

+ Người vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lí kỉ luật, xử lí hành chính, xử lí hình sự và phải bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật.

– Ví dụ:

+ Hành vi đánh đập, đe dọa để đuổi người khác ra khỏi nhà sẽ gây ra những thương tổn về sức khỏe, tâm lí, danh dự cho người bị xâm phạm chỗ ở, gây rối loạn an ninh trật tự ở địa phương.

+ Hành vi lẻn vào nhà người khác để trộm cắp sẽ gây nên những tổn thất về kinh tế cho người bị xâm phạm chỗ ở, người trộm cắp sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.