Trang chủ Lớp 11 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 - Kết nối tri thức Câu hỏi mục 1e trang 64 Giáo dục Kinh tế và pháp...

Câu hỏi mục 1e trang 64 Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức: Theo em, trong các trường hợp 2, 3, ai là người thực hiện đúng, ai là người vi phạm quy định về bình đẳng giới trong gia đình? Vì sao?

Giải chi tiết Câu hỏi mục 1e trang 64 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống – Bài 10. Bình đẳng giới trong các lĩnh vực. Hướng dẫn: Đọc các trường hợp 2, 3 và phân tích ai là người thực hiện đúng.

Câu hỏi/Đề bài:

Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

1/ Theo em, trong các trường hợp 2, 3, ai là người thực hiện đúng, ai là người vi phạm quy định về bình đẳng giới trong gia đình? Vì sao?

2/ Hãy kể những việc mà em và người thân đã làm để thực hiện các quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình.

Hướng dẫn:

1/ Đọc các trường hợp 2, 3 và phân tích ai là người thực hiện đúng, ai là người vi phạm quy định về bình đẳng giới trong gia đình. Giải thích.

2/ Liên hệ bản thân để kể những việc mà em và người thân đã làm để thực hiện các quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình.

Lời giải:

1/ – Trường hợp 2: Hành vi của ông M là thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình, cụ thể là việc thực hiện quy định “Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự; có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình” của Luật Bình đẳng giới năm 2006.

– Trường hợp 3: Hành vi của anh T là vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình vì anh không chia sẻ các việc nhà với vợ.

2/ Một số việc mà em và người thân đã làm để thực hiện các quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình:

– Bố và mẹ em cùng chia sẻ, giúp đỡ nhau thực hiện các công việc trong gia đình.

– Các thành viên trong gia đình đều tôn trọng, yêu thương nhau, cùng nhau tham gia bàn bạc, nêu ý kiến, quan điểm về các vấn đề.

– Bố mẹ yêu thương, đối xử công bằng, bình đẳng, không phân biệt giới tính giữa các con.