Trang chủ Lớp 11 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 - Kết nối tri thức Câu hỏi mục 1a trang 96 Giáo dục Kinh tế và pháp...

Câu hỏi mục 1a trang 96 Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức: Các chủ thể trong trường hợp 2 và 3 đã thực hiện quyền khiếu nại của công dân như thế nào? 2/ Theo em

Lời giải Câu hỏi mục 1a trang 96 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống – Bài 15. Quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại – tố cáo. Tham khảo: Chỉ ra cách các chủ thể trong trường hợp 2 và 3 đã thực hiện quyền khiếu nại của.

Câu hỏi/Đề bài:

Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau và trả lời câu hỏi:

1/ Các chủ thể trong trường hợp 2 và 3 đã thực hiện quyền khiếu nại của công dân như thế nào?

2/ Theo em, các quy định của pháp luật về quyền của công dân về khiếu nại có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi công dân và đối với Nhà nước? Nêu ví dụ về việc thực hiện tốt quyền của công dân về khiếu nại trong đời sống.

Hướng dẫn:

1/ Chỉ ra cách các chủ thể trong trường hợp 2 và 3 đã thực hiện quyền khiếu nại của công dân.

2/ Nêu được ý nghĩa các quy định của pháp luật về quyền của công dân về khiếu nại. Lấy ví dụ về việc thực hiện tốt quyền của công dân về khiếu nại trong đời sống.

Lời giải:

1/ – Trong trường hợp 2, Trung tâm Ngoại ngữ X đã thực hiện quyền của công dân về khiếu nại bằng việc gửi đơn đề nghị Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo xem xét lại quyết định thu hồi giấy phép hoạt động đối với trung tâm; tìm hiểu các thông tin liên quan đến sự việc; rút đơn khiếu nại khi nhận thấy quyết định thu hồi giấy phép là có căn cứ và đúng với quy định của pháp luật.

– Trong trường hợp 3, bà Y đã thực hiện quyền của công dân về khiếu nại bằng việc uỷ quyền cho con gái làm đơn khiếu nại và thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến sự việc gửi đến cơ quan có thẩm quyền đề nghị xem xét, giải quyết để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho mình.

2/ – Ý nghĩa của các quy định pháp luật về quyền khiếu nại của công dân:

+ Là cơ sở pháp lí để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của công dân.

+ Là điều kiện để công dân tham gia và nâng cao hiệu quả hoạt động quản lí nhà nước và xã hội.

+ Là hình thức thể hiện quyền làm chủ của công dân trong hoạt động quản lí nhà nước; phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật trong xã hội, giảm thiểu những hậu quả tiêu cực, góp phần xây dựng và phát triển một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

– Ví dụ thực hiện tốt quyền của công dân về khiếu nại trong đời sống thực tiễn:

+ Người dân chủ động tìm hiểu các quy định của pháp luật, nhờ luật sư tư vấn trước khi làm đơn khiếu nại gửi tới cơ quan chức năng đề nghị xem xét giải quyết vấn đề của mình.

+ Người dân được nhận bồi thường thiệt hại, được khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm sau khi việc giải quyết khiếu nại hoàn thành.