Trang chủ Lớp 11 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 - Chân trời sáng tạo Câu hỏi mục 4 trang 30 Giáo dục Kinh tế và pháp...

Câu hỏi mục 4 trang 30 Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo: Nhà nước thực hiện những chính sách nào để kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp? – Theo em

Lời giải Câu hỏi mục 4 trang 30 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo – Bài 4. Thất nghiệp trong kinh tế thị trường. Tham khảo: Đọc các trường hợp, thông tin và chỉ ra những chính sách Nhà nước thực hiện để kiểm soát.

Câu hỏi/Đề bài:

Em hãy đọc các trường hợp, thông tin sau, kết hợp quan sát biểu đồ và trả lời câu hỏi

– Nhà nước thực hiện những chính sách nào để kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp?

– Theo em, Nhà nước có vai trò gì trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp?

– Từ biểu đồ trên, em có nhận xét gì về sự biến động số người và tỉ lệ thất nghiệp? Qua đó, em đánh giá như thế nào về kết quả kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp của Nhà nước?

Hướng dẫn:

– Đọc các trường hợp, thông tin và chỉ ra những chính sách Nhà nước thực hiện để kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp.

– Nêu được vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp.

– Quan sát biểu đồ và nhận xét về sự biến động số người và tỉ lệ thất nghiệp. Qua đó, đánh giá kết quả kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp của Nhà nước.

Lời giải:

– Những chính sách Nhà nước thực hiện để kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp trong các trường hợp, thông tin là:

+ Trường hợp 1: Nhà nước thực hiện trợ cấp thất nghiệp cho người lao động; hỗ trợ người bị tạm thời ngừng việc; trợ cấp cho người bị mất kế sinh nhai.

+ Trường hợp 2: Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp khôi phục, phát triển sản xuất, kinh doanh; tạo nhiều việc làm; thu hút lao động qua các chính sách tài khoá và tiền tệ.

+ Trường hợp 3: Nhà nước hỗ trợ kinh phí đào tạo và tái đào tạo người lao động; khuyến khích và hỗ trợ khởi nghiệp tự tạo việc làm; cải thiện dịch vụ thị trường lao động.

+ Thông tin: Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khoá, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội.

– Nhà nước giữ vai trò quan trọng trong kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp:

+ Thường xuyên nắm bắt thông tin về tình hình thất nghiệp, từ đó dự báo, đồng thời đưa ra các giải pháp để kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp.

+ Khi tỉ lệ thất nghiệp tăng cao, nhà nước thực hiện nhiều chính sách để kiểm soát và kiềm chế, ví dụ như: Chính sách hỗ trợ, phát triển kinh tế, tạo việc làm; Chính sách an sinh xã hội; Chính sách giải quyết việc làm….

+ Ngoài ra, nhà nước còn thường xuyên quan tâm đào tạo lao động trình độ cao, đa dạng hóa các loại hình trường lớp, hỗ trợ người lao động tự tạo việc làm.

– Nhận xét về sự biến động số người và tỉ lệ thất nghiệp:

Từ quý I/2020 đến quý II/2022, nhìn chung, số người và tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động ở Việt Nam có xu hướng giảm. Cụ thể:

+ Về số người thất nghiệp: giảm từ 1083,4 nghìn người (vào quý I/2020), xuống còn 1070,6 nghìn người (vào quý II/2022).

+ Về tỉ lệ thất nghiệp: giảm từ 2,34% (vào quý I/2020), xuống còn 2,32% (vào quý II/2022).

Đánh giá: Nhà nước đã thực hiện tốt việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp, đem lại những kết quả tích cực đối với đời sống kinh tế – xã hội của đất nước.