Trả lời Câu hỏi mục 1 trang 20 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo – Bài 3. Lạm phát trong kinh tế thị trường. Tham khảo: Quan sát biểu đồ và nhận xét về sự biến động của chỉ số CPI trên biểu đồ đó.
Câu hỏi/Đề bài:
Em hãy quan sát biểu đồ, đọc thông tin và trả lời câu hỏi:
– Em có nhận xét gì về sự biến động của chỉ số CPI trong biểu đồ trên ?
– Giá cả hàng hoá, dịch vụ, sức mua và giá trị đồng tiền thay đổi như thế nào trong các thông tin trên?
– Em hiểu thế nào là lạm phát?
Hướng dẫn:
– Quan sát biểu đồ và nhận xét về sự biến động của chỉ số CPI trên biểu đồ đó.
– Đọc các thông tin và nhận xét về sự thay đổi của giá cả hàng hoá, dịch vụ, sức mua và giá trị đồng tiền trong các thông tin đó.
– Nêu được khái niệm lạm phát.
Lời giải:
– Nhận xét: Trong giai đoạn từ năm 2016 đến 2021, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở Việt Nam có nhiều biến động. Cụ thể:
+ 2016 – 2018, chỉ số CPI có xu hướng tăng, từ 2,66% (năm 2016), tăng lên mức 3,54% (năm 2018).
+ 2018 – 2021, chỉ số CPI có xu hướng giảm, từ mức 3,54% (năm 2018), giảm xuống còn 1,84% (năm 2021).
– Sự thay đổi của giá cả hàng hoá, dịch vụ, sức mua và giá trị đồng tiền trong các thông tin trên là:
Thông tin 1:
+ Quý III năm 2022, giá cả hàng hóa dịch vụ đã tăng bình quân 3.32% so với quý III năm 2021.
+ Bình quân trong 9 tháng đầu năm 2022, giá cả hàng hóa, dịch vụ đã tăng 2.73% so với cùng kì năm 2021.
Thông tin 2:
+ Tính đến thời điểm tháng 9/2022, đồng tiền Việt Nam thuộc nhóm ít mất giá nhất khu vực và thế giới.
+ Nếu phá giá đồng tiền Việt Nam thì sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng về kinh tế – xã hội.
– Lạm phát là sự tăng lên liên tục mức giá chung của nền kinh tế trong một thời gian nhất định làm giảm giá trị và sức mua của đồng tiền.