Trang chủ Lớp 11 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 - Chân trời sáng tạo Câu hỏi mục 1 trang 113 Giáo dục Kinh tế và pháp...

Câu hỏi mục 1 trang 113 Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo: THÔNG TIN Điều 12 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định: “1. Người khiếu nại có các quyền sau đây: a) Tự mình khiếu nại

Giải chi tiết Câu hỏi mục 1 trang 113 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo – Bài 15. Quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại – tố cáo. Hướng dẫn: Đọc trường hợp và phân tích trường hợp để trả lời câu hỏi anh A có được khiếu nại.

Câu hỏi/Đề bài:

Em hãy đọc thông tin sau, trường hợp sau và trả lời câu hỏi

THÔNG TIN

Điều 12 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định:

“1. Người khiếu nại có các quyền sau đây:

a) Tự mình khiếu nại.

Trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại;

Trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lí do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì được uỷ quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại;

b) Nhờ luật sư tư vấn về pháp luật hoặc uỷ quyền cho luật sư khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Trường hợp người khiếu nại là người được trợ giúp pháp lí theo quy định của pháp luật thì được nhờ trợ giúp viên pháp lí tư vấn về pháp luật hoặc uỷ quyền cho trợ giúp viên pháp lí khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình;

c) Tham gia đối thoại hoặc uỷ quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại;

d) Được biết, đọc, sao chụp, sao chép, tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước;

đ) Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lí thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu đó cho mình trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có yêu cầu để giao nộp cho người giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước; e) Được yêu cầu người giải quyết khiếu nại áp dụng các biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn hậu quả

có thể xảy ra do việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại;

g) Đưa ra chứng cứ về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình về chứng cứ đó;

h) Nhận văn bản trả lời về việc thụ lí giải quyết khiếu nại, nhận quyết định giải quyết khiếu nại;

i) Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xám phạm, được k bối i thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;

k) Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính;

1) Rút khiếu nại.”

Trường hợp

Trong quá trình tham gia giao thông, anh A phạm lỗi và bị lực lượng cảnh sát giao thông lập biên bản, ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Sau đó, anh A phát hiện lỗi xử phạt chưa đúng với lỗi mình vi phạm nhưng anh A phân vân không biết mình có quyền khiếu nại quyết định hành chính này hay không. Anh A kể chuyện này cho bạn mình là anh H. Anh H cho rằng anh A hoàn toàn có quyền khiếu nại vì đây là quyền cơ bản của công dân. Anh A có thể tự mình khiếu nại hoặc nhờ người khác khiếu nại.

– Anh A có được khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hay không?

– Anh A nên thực hiện quyền đó như thế nào?

– Em còn biết các quy định nào khác của pháp luật về quyền khiếu nại?

Hướng dẫn:

– Đọc trường hợp và phân tích trường hợp để trả lời câu hỏi anh A có được khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hay không. Giải thích.

– Chỉ ra cách để anh A thực hiện quyền đó.

– Nêu được các quy định khác của pháp luật về quyền khiếu nại.

Lời giải:

– Anh A được quyền khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính, vì anh phát hiện lỗi xử phạt của lực lượng cảnh sát giao thông chưa đúng với lỗi mình vi phạm theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật khiếu nại năm 2011: “Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kĩ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”

– Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Khiếu nại năm 2011, anh A là người khiếu nại có thể thực hiện khiếu nại bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp.

– Các quy định khác của pháp luật về quyền khiếu nại:

Điều 6 Luật khiếu nại năm 2011 về các hành vi bị nghiêm cấm:

1. Cản trở, gây phiền hà cho người thực hiện quyền khiếu nại; đe doạ, trả thù, trù dập người khiếu nại.

2. Thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại; không giải quyết khiếu nại; làm sai lệch các thông tin, tài liệu, hồ sơ vụ việc khiếu nại; cố ý giải quyết khiếu nại trái pháp luật.

3. Ra quyết định giải quyết khiếu nại không bằng hình thức quyết định.

4. Bao che cho người bị khiếu nại; can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết khiếu nại.

5. Cố tình khiếu nại sai sự thật;

6. Kích động, xúi giục, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo người khác tập trung đông người khiếu nại, gây rối an ninh trật tự công cộng.

7. Lợi dụng việc khiếu nại để tuyên truyền chống Nhà nước, xâm phạm lợi ích của Nhà nước; xuyên tạc, vu khống, đe dọa, xúc phạm uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, người thi hành nhiệm vụ, công vụ khác.

8. Vi phạm quy chế tiếp công dân;

9. Vi phạm các quy định khác của pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại.